|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Y bác sĩ Mỹ chống dịch COVID-19 mà không có đồ bảo hộ, như những người lính ra trận mà không có vũ khí, áo giáp

18:35 | 24/03/2020
Chia sẻ
Các nhân viên y tế chính là những là những người lính đi đầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 nhưng tại Mỹ, ngay cả các y bác sĩ cũng đang không có đủ trang bị bảo hộ khi chữa trị cho bệnh nhân. Một khi những người lính này ngã xuống, ai sẽ bảo vệ cho sức khỏe của người dân?

Dưới đây là chia sẻ cá nhân của bác sĩ Dipti S. Barot trên tờ Huffpost về những trăn trở của đội ngũ y bác sĩ Mỹ trong bối cảnh vật tư y tế khan hiếm trầm trọng.

Tôi là bác sĩ. Và tôi bị rối loạn miễn dịch. Tôi đang an toàn tại nhà và khám sàng lọc COVID-19 cho bệnh nhân qua điện thoại, trong khi các đồng nghiệp của tôi xông vào chiến trận mà không có đủ gươm, giáp bảo vệ.

Đội ngũ y bác sĩ Mỹ đang kêu gọi người dân ở yên trong nhà, cầu xin thiết bị bảo hộ cá nhân thông qua hashtag #GetMePPE (tạm dịch: Hãy cung cấp thiết bị bảo hộ cho tôi) trên mạng xã hội Twitter hoặc phải tự chế khẩu trang y tế từ các vật liệu bọc khay phẫu thuật, dùng máy thở để gắng gượng sức lực khi số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng.

Một số khác phải sống trong garage xe hoặc trong một phòng riêng biệt tại nhà vì lo sợ lây nhiễm cho những người thân yêu.

Tất cả sự việc trên xảy ra trong khi Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio còn đang tập thể dục tại phòng gym, bãi biển Florida đang đón khách đến nghỉ xuân và trường học trì hoãn ra thông báo nghỉ học. 

Các vận động viên ưu tú của giải bóng rổ nhà nghề NBA và gia đình Kardashian vẫn có thể xét nghiệm COVID-19 trong khi đi nghỉ mát tại Mar-a-Lago.

Trong khi đó, các đồng nghiệp của tôi trên khắp hệ thống y tế Mỹ lại được thông báo rằng do khan hiếm bộ kit xét nghiệm COVID-19, nếu có nguy cơ nhiễm bệnh, họ nên liên lạc cho bác sĩ riêng để kiểm tra chứ bệnh viện nơi họ làm việc sẽ không sử dụng bộ kit cho họ.

Nỗi niềm và trăn trở của y bác sĩ Mỹ trong trận chiến chống đại dịch COVID-19 nhưng thiếu thốn muôn phần - Ảnh 1.

Những anh hùng đang chiến đấu với đại dịch COVID-19 sẽ không nao núng, ngay cả khi họ buộc phải mạo hiểm tính mạng của bản thân. Ảnh: Glenna Gordon/Huffpost

"Vô lương tâm" là một từ quá nhẹ nhàng để mô tả về phản ứng của những quan chức chịu trách nhiệm ứng phó với đại dịch COVID-19.

Sau nhiều tuần ì ạch, hạ thấp mối nguy của đại dịch, Tổng thống Donald Trump đành phải thay đổi thái độ khi cuộc khủng hoảng trở nên không thể chối bỏ được nữa.

Trước đó, ông Trump từng xuất hiện tại nhiều buổi họp báo, bắt tay các quan chức trong khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia mà các chuyên gia y tế của riêng ông cho rằng chỉ cần cách li xã hội là đủ để đẩy lùi dịch bệnh. Ông Trump đã khiến nước Mỹ thất vọng.

Khi Thống đốc bang Oklahoma khoe khoang về nhà hàng chật cứng người mà gia đình họ đến ăn trong đại dịch, dù trước đó lên tiếng yêu cầu người dân ở yên trong nhà, họ đang đánh cắp khẩu trang N95 từ các y bác sĩ.

Khi một hạ nghị sĩ bang California khuyến khích người dân nên đến quán rượu trong khi người đứng đầu cơ quan phản ứng về bệnh truyền nhiễm quốc gia khẳng định rõ rằng mọi người phải ở yên trong nhà, họ chính là đang cướp đi những chiếc máy thở vô cùng cần thiết trong phòng hồi sức cấp cứu, mà đáng lẽ ra phải dành cho bệnh nhân nguy kịch.

Chúng tôi, đội ngũ nhân viên y tế, đã và đang phải tự lực cánh sinh. Chúng tôi phải tự đưa ra quyết định vì không có một phản ứng chung hoặc hướng dẫn rõ ràng nào.

Các bác sĩ phẫu thuật phải tự đưa ra quyết định về việc nên hủy bỏ ca bệnh nào, trong khi các bác sĩ đa khoa và bác sĩ gây mê hướng dẫn báo chí nên truyền đạt câu chuyện như thế nào.

Với từng sai lầm và phản ứng chậm trễ, thiệt hại của đại dịch COVID-19 sẽ được thể hiện trong từng sinh mạng đã ra đi.

Là tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, đội ngũ nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm bệnh cao và tỉ lệ tử vong cao hơn so với trung bình nhóm tuổi của mình.

Tuy nhiên, các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế chính là những người sẽ điều trị cho các công nhân tại nhà máy Tesla của Elon Musk ở California, dù chính quyền đã ban bố lệnh yêu cầu người dân ở nhà.

Nỗi niềm và trăn trở của y bác sĩ Mỹ trong trận chiến chống đại dịch COVID-19 nhưng thiếu thốn muôn phần - Ảnh 2.

Vì hết sạch đồ bảo hộ, bác sĩ gây mê John Henao phải dùng một túi ni lông trùm lên đầu và quấn băng dính quanh vùng cổ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm khi chăm sóc bệnh nhân dương tính COVID-19. Bộ quần áo trên người ông cũng không phải là đồ bảo hộ. Nguồn: Facebook của nghị sĩ bang Connecticut Saud Anwar.

Mỗi ngày, chúng tôi nhận được ngày càng nhiều thông tin về các trường hợp nhân viên y tế nhiễm bệnh, nhập viện và qua đời trên khắp thế giới. Tuần này, chúng tôi đã mất tiến sĩ Steven Schwartz tài năng vào tay COVID-19 ở Seattle. Nhiều người khác cũng sẽ ra đi.

Ai sẽ là người đứng ra bảo vệ những nhân viên y tế tuyến đầu khỏi thất bại của chính quyền ông Trump?

Họ sẽ tiếp tục chết vì sự bất lực của các nhà lãnh đạo chính phủ. Sinh mạng của họ sẽ chấm dứt vì chính phủ không tiếp quản các nhà máy và yêu cầu sản xuất kit xét nghiệm cũng như thiết bị bảo hộ cá nhân kịp thời.

Các nhân viên y tế sẽ chết vì phải đựng những chiếc khẩu trang cũ mèm đã qua sử dụng trong túi giấy màu nâu sau ca làm việc kéo dài 12 tiếng để dùng thêm lần nữa vào ngày mai; vì họ phải lau tấm che mặt khan hiếm với chất khử trùng hoặc bọc tấm che mặt trong bìa saran và cắt vỏ chai nhựa để tự chế một cái che mặt mới.

Theo trang web của CDC, các loại khẩu trang tự chế như trên không được xem là thiết bị bảo hộ cá nhân do chưa xác định được khả năng bảo vệ của chúng. CDC khuyến nghị đội ngũ nhân viên y tế nên cẩn trọng khi viện đến giải pháp cuối cùng này.

Các nhân viên y tế sẽ vô tình lây nhiễm cho bệnh nhân vì tái sử dụng bộ áo bảo hộ lẽ ra chỉ được dùng một lần và tự chế những thiết bị bảo hộ thiếu thốn. Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về cách sử dụng khăn quấn đầu và khăn quàng cổ để ứng phó với tình trạng thiếu hụt vật tư y tế.

Những anh hùng của chúng ta ngoài "chiến trường" sẽ không nao núng, ngay cả khi họ buộc phải mạo hiểm tính mạng của bản thân trong khi nhiều nhiều quan chức đang "chăn ấm nệm êm" và không gánh chịu hậu quả nào. Những gì mà chính quyền đã làm chính là tội ác. Và những gì chính quyền chưa làm còn hơn cả tội ác.

Sẽ có ngày càng nhiều người trong chúng tôi, đội ngũ nhân viên y tế, nhiễm COVID-19 và chết đi. Đến lúc đó, ai sẽ đứng ra để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân?


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Yên Khê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.