|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Áo tháng 7/2020: Xuất khẩu gỗ giảm 67%

14:50 | 31/08/2020
Chia sẻ
Trong những nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, chỉ riêng điện thoại các loại và linh kiện, gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch giảm, lần lượt giảm 12% và 67%.
Xuất nhập khẩu Việt Nam và Áo tháng 7/2020: Xuất khẩu gỗ giảm 67% - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: dogonoithat)

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2020 Việt Nam xuất khẩu sang Áo hơn 236,6 triệu USD.

Nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước lên gần 258 triệu USD. 

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ nước bạn đạt 21,4 triệu USD. Cán cân thương mại thặng dư 215,2 triệu USD.

7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch hai chiều trên 1,8 tỉ USD. Trong đó, nhập khẩu 161,5 triệu USD và xuất khẩu 1,66 USD.

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Áo tháng 7/2020: Xuất khẩu gỗ giảm 67% - Ảnh 2.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Tháng 7 năm nay, kim ngạch xuất khẩu giảm 4% so với tháng liền kề trước đó. 

Trong những nhóm hàng xuất khẩu chính, chỉ riêng điện thoại các loại và linh kiện và gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch giảm, lần lượt giảm 12% và 67%.

Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Áo tháng 7/2020 và lũy kế 7 tháng đầu năm 2020

Mặt hàng chủ yếuTháng 7/2020Lũy kế 7 tháng 2020
Lượng

 (Tấn)

Trị giá

(USD)

So với tháng 6/2020 (%)Lượng (Tấn)Trị giá

(USD)

Tổng xuất khẩu236.608.170-4 1.659.676.749
Điện thoại các loại và linh kiện 182.433.647-12 1.352.451.123
Hàng hóa khác 30.174.40419 181.253.087
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 17.325.43862 90.794.062
Hàng dệt, may 3.964.38335 17.523.969
Giày dép các loại 1.775.8834 12.722.230
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 896.44350 4.161.358
Gỗ và sản phẩm gỗ 37.972-67 739.117
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm    31.803

Nhập khẩu hóa chất tăng trưởng mạnh, tăng 155% và đạt 234 triệu USD. 

Một số mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Phần lớn các nhóm hàng nhập khẩu đều có kim ngạch giảm so với tháng 6.

Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Áo tháng 7/2020 và lũy kế 7 tháng đầu năm 2020

Mặt hàng chủ yếuTháng 7/2020Lũy kế 7 tháng 2020
Lượng

 (Tấn)

Trị giá

(USD)

So với tháng 6/2020 (%)
Lượng

 (Tấn)

Trị giá 

(USD)

Tổng nhập khẩu21.387.768-6 161.453.526
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 8.571.43468 48.111.219
Dược phẩm 5.531.423-28 45.260.747
Hàng hóa khác 4.195.528-6 32.727.747
Xơ, sợi dệt các loại4081.082.562-475.37713.722.744
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 762.531115 4.215.812
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 330.832-20 1.785.028
Kim loại thường khác80237.972-397222.118.716
Hóa chất 233.886155 1.586.626
Sản phẩm từ sắt thép 142.115-50 4.579.757
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 97.097-16 1.012.067
Nguyên phụ liệu dược phẩm 78.686  948.879
Sắt thép các loại1448.596-979404.115.185
Giấy các loại2641.115-79531428.920
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 33.992-71 840.080

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phùng Nguyệt

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.