|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Xiaomi, Vivo, Oppo đồng loạt giảm số lượng đơn đặt hàng smartphone vì ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa tại Trung Quốc

16:29 | 18/05/2022
Chia sẻ
Các nhà sản xuất smartphone hàng đầu Trung Quốc như Xiaomi, Vivo hay Oppo đang đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau, báo hiệu một tương lai tương đối ảm đạm trong năm 2022.

Các nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc đã yêu cầu các nhà cung cấp giảm số lượng đơn đặt hàng trong các quý tới khoảng 20% ​​so với kế hoạch ban đầu bởi những đợt phong tỏa gần đây đã làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng cũng như giảm niềm tin của người tiêu dùng, theo Asia Nikkei.

Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc cắt giảm sản lượng

Xiaomi, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc và đứng thứ ba trên toàn cầu, đã nói với các nhà cung cấp rằng họ sẽ hạ ước tính cả năm xuống khoảng 160 triệu đến 180 triệu chiếc so với mục tiêu 200 triệu trước đó. Xiaomi đã bán ra 191 triệu chiếc điện thoại thông minh trong năm 2021 và đang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới. Công ty có thể tiếp tục điều chỉnh số lượng đơn hàng trong thời gian tới, tùy theo tình hình chuỗi cung ứng và nhu cầu của người tiêu dùng nội địa.

Ngoài Xiaomi, cả Vivo và Oppo cũng đã giảm đơn đặt hàng trong quý này và khoảng 20% ​​trong quý tiếp theo trong nỗ lực xử lý lượng hàng tồn kho quá mức hiện đang lấp đầy các kênh bán lẻ. Vivo thậm chí đã cảnh báo một số nhà cung cấp rằng họ sẽ không cập nhật thông số kỹ thuật cho một số thành phần chính trên một số mẫu điện thoại thông minh tầm trung trong năm nay, với lý do nhằm giảm chi phí trong bối cảnh lo ngại lạm phát và nhu cầu giảm.

 Các nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc lao dốc trong quý I. (Ảnh: Asia Nikei).

Triển vọng tồi tệ này hoàn toàn trái ngược với thời điểm đầu năm 2022, khi hầu hết nhà sản xuất điện thoại thông minh đều mong đợi sự phục hồi trong thời kỳ hậu COVID-19 cũng như cải thiện về nguồn cung linh kiện.

Theo một số nguồn tin, dự báo sản lượng của các nhà sản xuất điện thoại thông minh ít tiếp xúc thị trường Trung Quốc, chẳng hạn như Samsung Electronics, không thay đổi quá nhiều, mặc dù họ phải đối mặt với những thách thức từ lạm phát và cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ông lớn Hàn Quốc hy vọng sẽ xuất xưởng hơn 270 triệu chiếc trong năm nay, tăng nhẹ so với năm ngoái.

Google tiết lộ sẽ ra mắt dòng Pixel 7 vào mùa thu. Công ty đã nói với các nhà cung cấp rằng họ có kế hoạch sản xuất hơn 10 triệu chiếc trong năm nay, gấp đôi số lượng bán ra trong năm 2021.

Các nguồn tin cho biết Honor, đơn vị ngân sách trước đây của Huawei, vẫn chưa điều chỉnh các đơn đặt hàng từ 70 triệu lên 80 triệu chiếc cho năm nay. Nhà sản xuất điện thoại thông minh này gần đây đã giành lại thị phần trong nước và đang nỗ lực để mở rộng ra nước ngoài trong năm nay sau thời gian khó khăn do bị phía Mỹ áp lệnh trừng phạt.

Sự tăng trưởng bị đe dọa

Xiaomi, Oppo và Vivo đều được hưởng lợi từ việc Mỹ áp lệnh trừng phạt với Huawei. Trong đó, Xiaomi có lần đầu tiên leo lên vị trí nhà sản xuất điện thoại thông minh số ba thế giới vào năm ngoái với 14,1% thị phần, theo dữ liệu từ IDC. Trong quý II/2021, hãng thậm chí đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số hai thế giới.

Tuy nhiên, mọi thứ đang dần thay đổi. Trong quý I, Xiaomi dù vẫn đứng thứ ba toàn cầu, nhưng đã chứng kiến ​​lượng smartphone bán ra giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, các lô hàng của Oppo và Vivo lần lượt giảm 27% và 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Corp. đã cảnh báo về những rắc rối sắp ập tới, dự đoán lượng điện thoại thông minh bán ra trên toàn cầu sẽ giảm khoảng 200 triệu chiếc trong năm nay do ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa tại Trung Quốc cũng như xung đột Nga – Ukraine.

Apple đã giảm 2 triệu đơn đặt hàng cho mẫu iPhone SE giá rẻ của mình và giảm thêm vài triệu đơn khác sau khi thành phố Thượng Hải chính thức bị phong tỏa. Các nhà lắp ráp MacBook, iPhone và iPad chủ chốt của Apple tại Trung Quốc mới hoạt động trở lại trong thời gian gần đây.

Samsung, trong khi đó chịu ảnh hưởng ít hơn từ những đợt phong tỏa tại Trung Quốc bởi các chuỗi lắp ráp của gã khổng lồ này chủ yếu được đặt tại Hàn Quốc và Việt Nam.

"Nếu chúng ta nói chiến tranh, lạm phát và các đợt phong tỏa ở Trung Quốc là ba yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ngành công nghiệp điện thoại thông minh trong năm nay, thì Samsung chỉ phải chịu hai trong số đó", CEO một nhà cung cấp cho Samsung, Xiaomi và Honor cho biết.

"Điều này mang lại lợi thế cho Samsung so với những công ty phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, việc phải đối mặt với hai trong ba yếu tố kể trên cũng ẩn chứa quá nhiều rủi ro cho bất kỳ công ty nào. Vì vậy, Samsung vẫn có khả năng đối mặt với sự bất ổn trong năm nay”.

Tương lai ảm đạm với ngành smartphone

Jeff Pu, một nhà phân tích tại Haitong International Securities cho biết cơ quan của ông đã cắt giảm triển vọng thị trường smartphone toàn cầu từ không đổi xuống còn 1% trong tháng này để phản ánh những bất ổn mà ngành này phải đối mặt trong năm nay.

"Nhu cầu chủ yếu chậm lại ở Trung Quốc, trong khi có vẻ vẫn ổn ở Mỹ, Tây Âu, Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Khi Thượng Hải bắt đầu mở cửa trở lại, chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ xem nhu cầu có phục hồi hay không”, ông Jeff Pu cho biết.

Bên cạnh đó, ông cũng đề cập tới đợt mua sắm trực tuyến lớn vào ngày 18/6, cho rằng đây sẽ là mốc thời gian quan trọng bởi đây là một sự kiện mua sắm lớn vào giữa năm. Năm nay, tầm quan trọng của sự kiện này càng cao hơn bởi nó sẽ phản ánh mức độ phục hồi của thị trường.

Eddie Han, một nhà phân tích của Isaiah Research, thậm chí còn đưa ra cái nhìn bi quan hơn khi dự báo doanh số thị trường smartphone toàn cầu sẽ giảm từ 2% đến 7% trong năm nay.

"Nhu cầu đang giảm mạnh ở Trung Quốc và không có gì tăng nổi bật trên toàn cầu. Chúng tôi nhận thấy rằng khách hàng nước ngoài, đặc biệt là những người dùng ở châu Âu và Bắc Mỹ, có xu hướng sử dụng điện thoại Android của Samsung hoặc Google hơn là các thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc”, ông Eddie Han nhấn mạnh.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.