Vì sao tiêm vắc xin phòng COVID-19 vẫn có thể nhiễm virus nCoV?
Mới đây, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM đã ghi nhận 53 ca nhiễm COVID-19 là các nhân viên của bệnh viên và đều đã tiêm vắc xin COVID-19 tới mũi thứ hai.
Lý giải nguyên nhân những người đã tiêm vắc xin nhưng vẫn có thể nhiễm virus SARS-CoV-2, Báo Chính phủ dẫn thông tin từ PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết vắc xin phòng COVID-19 là loại vắc xin mới, được cấp phép theo điều kiện khẩn cấp nên chưa biết chắc chắn rằng việc tiêm vắc xin có làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh hay không.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, vắc xin không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng phòng ngừa việc mang mầm bệnh nhưng việc tiêm vắc xin sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong.
"Phải khẳng định rằng khi tiêm vắc xin COVID-19, nếu chưa cản được sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 thì vắc xin sẽ giảm tình trạng nặng và tử vong đối với người nhiễm," PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Ông phân tích, hiện nay chưa biết rõ thời gian hình thành kháng thể phòng bệnh sau tiêm là bao lâu. Trên thực tế, có những loại vắc xin hiệu lực bảo vệ với 90%, nhưng có vắc xin chỉ hiệu lực bảo vệ khoảng 50% - 60%. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc xin vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác.
Với những người tiêm đủ hai mũi vắc xin với đủ thời gian khuyến cáo thì cơ thể đã có kháng thể bảo vệ nhưng không phải tất cả mọi người đều có.
Hơn nữa, đây là chủng virus mới nên cũng cần có thời gian để nghiên cứu, đánh giá vắc xin này có hiệu lực bảo vệ tốt với chủng Ấn Độ hay không.
Theo khuyến cáo của chuyên gia Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, người tiêm vắc xin vẫn phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch khác, đặc biệt là biện pháp 5K.
Chuyên gia cho biết vắc xin không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp.
Sau tiêm mũi vắc xin thứ 2 từ một tháng trở ra thì vắc xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60% - 90% tùy theo loại vắc xin. Đáng chú ý, một số người đã tiêm vắc xin có thể không bị mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/