|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tuổi thọ kinh tế (Economic Life) là gì? Tài chính và tuổi thọ kinh tế

11:37 | 05/05/2020
Chia sẻ
Tuổi thọ kinh tế (tiếng Anh: Economic Life) là khoảng thời gian trung bình dự kiến mà một tài sản vẫn hữu ích đối với chủ sở hữu.
Tuổi thọ kinh tế (Economic Life) là gì?  - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Youtube)

Tuổi thọ kinh tế

Khái niệm

Tuổi thọ kinh tế trong tiếng Anh là Economic Life.

Tuổi thọ kinh tế là khoảng thời gian trung bình dự kiến mà một tài sản vẫn hữu ích đối với chủ sở hữu. Khi một tài sản không còn hữu ích cho chủ sở hữu thì được cho là đã kết thúc tuổi thọ kinh tế của nó. 

Tuổi thọ kinh tế của một tài sản có thể khác với tuổi thọ vật lí thực tế của nó. Do đó, một tài sản có thể vẫn trong điều kiện vật lí tối ưu nhưng có thể không hữu ích về mặt kinh tế. Ví dụ, các sản phẩm công nghệ thường trở nên lỗi thời khi công nghệ đó trở nên lỗi thời. Sự lỗi thời của điện thoại nắp gập xảy ra do sự ra đời của điện thoại thông minh chứ không phải vì chúng hết tiện ích.

Ước tính tuổi thọ kinh tế của một tài sản rất quan trọng đối với các doanh nghiệp để họ có thể xác định khi nào nên đầu tư vào thiết bị mới, phân bổ ngân sách phù hợp để mua thay thế một khi tài sản cũ đã hết hữu ích.

Tài chính và tuổi thọ kinh tế

Các xem xét tài chính liên quan đến tuổi thọ kinh tế của một tài sản bao gồm chi phí tại thời điểm mua, thời gian tài sản có thể được sử dụng trong sản xuất, thời gian cần thay thế và chi phí bảo trì hoặc thay thế. Những thay đổi trong tiêu chuẩn hoặc qui định của ngành cũng có thể được tính vào.

Các qui định mới có thể khiến thiết bị hiện tại bị lỗi thời. Hay, nâng cao các tiêu chuẩn ngành cần thiết cho một tài sản vượt quá các thông số kĩ thuật của tài sản hiện có của doanh nghiệp cũng khiến tài sản đó bị lỗi lời. Hơn nữa, tuổi thọ kinh tế trên một tài sản có thể được gắn với tuổi thọ hữu ích của một tài sản khác. Trong trường hợp hai tài sản riêng biệt được yêu cầu để hoàn thành một công việc, việc mất một tài sản có thể khiến tài sản thứ hai trở nên vô dụng cho đến khi tài sản đầu tiên được sửa chữa hoặc thay thế.

Tuổi thọ kinh tế và khấu hao

Khấu hao đề cập đến tốc độ mà một tài sản hư hỏng đi theo thời gian. Về mặt công nghệ, khấu hao cũng có thể bao gồm nguy cơ lỗi thời.

Về lí thuyết, các doanh nghiệp nhận ra chi phí khấu hao theo một lịch trình gần bằng tốc độ mà tuổi thọ kinh tế được sử dụng hết. Điều này không phải lúc nào cũng đúng cho mục đích thuế. Tuy nhiên, vì chủ sở hữu có thể có thông tin đặc biệt về tài sản cụ thể. Tuổi thọ kinh tế được sử dụng trong các tính toán nội bộ có thể khác biệt đáng kể với tuổi thọ khấu hao cần thiết cho các mục đích thuế.

Nhiều doanh nghiệp đánh giá chi phí khấu hao khác nhau dựa trên mục tiêu quản lí. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể muốn nhận ra chi phí càng nhanh càng tốt để giảm thiểu các khoản nợ thuế hiện tại và có thể thực hiện việc này bằng cách chọn lịch trình khấu hao nhanh.

(Theo Investopedia)

Lê Huy

Dragon Capital: Thị trường tài chính biến động sau bầu cử tổng thống Mỹ, chứng khoán Việt Nam khó giảm điểm thêm
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.