Trung Quốc thừa nhận phải nỗ lực miệt mài để đạt mục tiêu sản lượng công nghiệp năm 2019
Ảnh: Getty Images
Các cải cách và hoạt động tái cơ cấu lĩnh vực công nghiệp đang diễn ra tại Trung Quốc hiện đặt ra những thách thức mới, CNBC dẫn lời Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Xin Guobin tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chững lại ở mức 6,2% trong quí II do nhu cầu trong vài ngoài nước suy yếu trước áp lực thương mại leo thang từ phía Mỹ. Đây được xem là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 27 năm qua.
Bắc Kinh cho biết họ vẫn có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2019 trong khoảng 6 - 6,5% và tiếp tục đưa ra các biện pháp kích thích để thúc đẩy hoạt động sản xuất.
Trước đó, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng công nghiệp năm 2019 là 5,5 - 6%.
So với cùng kì năm trước, tăng trưởng sản lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm là 5% vào tháng 5, tuy nhiên nó đã phục hồi về mức 6,3% hồi tháng 6.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích không chắc liệu mức tăng này có bền vững hay không, khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn kéo dài và khảo sát tại nhà máy cho thấy số lượng đơn hàng tiếp tục giảm.
Sản lượng công nghiệp đã tăng 6% trong nửa đầu năm nay, ông Xin nói, đồng thời cho biết Trung Quốc vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn trong vấn đề ổn định sản xuất khi tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sụt giảm đáng kể.
Áp lực thương mại đã gia tăng kể từ khi Washington tăng mạnh thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc hồi tháng 5. Mặc dù đã nhất trí nối lại đàm phán và tạm ngưng hành động trả đũa, hai bên vẫn bất hòa về các vấn đề quan trọng, vốn cần thiết cho một thỏa thuận.
Cuộc chiến thương mại kéo dài đang đẩy một số nhà sản xuất Trung Quốc và nước ngoài chuyển hoạt động sang các quốc gia láng giềng và xây dựng lại chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc.
Việc các công ty dịch chuyển sản xuất là điều bình thường và phù hợp với qui luật thị trường, Thứ trưởng Xin cho hay.
Ngoài ra, ông còn nói thêm rằng tác động của làn sóng này lên tăng trưởng kinh tế, thị trường lao động và công cuộc nâng cấp lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc nhìn chung có thể kiểm soát được.
Ở phía nam Quảng Đông, 588 nhà sản xuất nước ngoài đã điều chỉnh công suất và chuyển sang Việt Nam, Thái Lan hoặc Malaysia vào năm ngoái, tuy nhiên họ chỉ chiếm 1,44% tổng số nhà sản xuất nước ngoài trong tỉnh.
Trung Quốc sẽ giúp giảm áp lực đối với các doanh nghiệp buộc phải di dời sản xuất, thúc đẩy đột phá trong các ngành công nghiệp trọng yếu và tăng cường khả năng "giảm sốc" của doanh nghiệp Trung Quốc, một quan chức khác của Bộ Công nghiệp cho hay.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/