|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Trung Quốc ban hành biện pháp mới nhằm vực dậy thị trường chứng khoán

20:43 | 28/08/2023
Chia sẻ
Các nhà quản lý Trung Quốc mới đây đã phê duyệt việc ra mắt 36 quỹ bán lẻ chứng khoán, khẳng định hơn nữa những nỗ lực của chính phủ nước này trong việc vực dậy thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn giảm phát.

Động thái nói trên diễn ra cùng lúc với một loạt các biện pháp khác đã được Trung Quốc ban hành trong những ngày gần đây, như cắt giảm 50% thuế chuyển nhượng đối với các giao dịch cổ phiếu, hạ nhịp tốc độ chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) và giảm thiểu các quy định giao dịch ký quỹ.

Thông báo trên trang mạng của Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) nêu rõ các quỹ mới được phê duyệt sẽ góp phần đưa thêm nguồn vốn mới vào thị trường. Trong đó có 10 quỹ hoán đổi danh mục (ETF) theo dõi Chỉ số CSI 2000 (quy tụ 2.000 mã cổ phiếu của các công ty có giá trị vốn hoá thị trường nhỏ) và 7 quỹ ETF tập trung vào các cổ phiếu công nghệ.

20 quỹ mới còn lại là các quỹ tương hỗ đổi mới, lần đầu tiên sẽ cho phép thả nổi việc tính phí cho các nhà đầu tư, dựa trên quy mô quỹ, hiệu suất hoạt động hoặc thời gian nắm giữ.

CSRC cam kết sẽ đẩy nhanh quá trình phê duyệt các ETF và hướng dẫn các nhà quản lý tài sản giảm phí quản lý, cũng như phí giao dịch, cùng với một số biện pháp hỗ trợ thị trường khác.

Phiên sáng 28/8, chỉ số CSI 200 của Trung Quốc tăng hơn 5%, nhưng vẫn giảm khoảng 6% so với mức đỉnh đạt được vào tháng 4.

Cuối tháng 7, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố sẽ ban hành thêm biện pháp, nhằm thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư và vực dậy thị trường chứng khoán  khi những dấu hiệu phục hồi kinh tế sau đại dịch ngày càng yếu đi và cuộc khủng hoảng nợ trên thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Diệu Linh (Theo Reuters)

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.