|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 3/2020

19:03 | 22/04/2020
Chia sẻ
Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2020 của Việt Nam đạt 22,15 tỉ USD, tăng 19,2% về số tương đối và tăng 3,57 tỉ USD về số tuyệt đối so với tháng trước, theo số liệu Tổng Cục Hải quan.

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 3/2020

Trong đó, tăng mạnh ở các nhóm hàng như nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày tăng 627 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 624 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 606 triệu USD; điện thoại các loại & linh kiện tăng 249 triệu USD; hóa chất & sản phẩm hóa chất tăng 243 triệu USD, dầu thô tăng 110 triệu USD...

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 3/2020 - Ảnh 1.

Đồ họa: TV

Tính đến hết tháng 3/2020, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 59,49 tỉ USD, tăng 3,7% so với cùng kì năm trước. 

Các mặt hàng tăng chủ yếu là: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 1,96 tỉ USD; dầu thô tăng 721 triệu USD; điện thoại các loại & linh kiện tăng 480 triệu USD; hóa chất & sản phẩm hóa chất tăng 270 triệu USD; lúa mì tăng 127 triệu USD. 

Bên cạnh đó, có một số nhóm hang biến động giảm mạnh như nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt mayda giày giảm 373 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 321 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại giảm 318 triệu USD; sắt thép các loại giảm 256 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 255 triệu USD.

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 3/2020 - Ảnh 2.

Đồ họa: TV

Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Trị giá nhập khẩu trong tháng 3/2020 là 5,06 tỉ USD, tăng 13,6% so với tháng 2; đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm này trong ba tháng đầu năm nay đạt 13,75 tỉ USD, tăng 16,6% so với cùng kì năm trước.

Các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong quí I chủ yếu gồm thị trường Hàn Quốc với kim ngạch 4,66 tỉ USD, tăng 2% so với cùng kì năm 2019; đứng thứ 2 là Trung Quốc với 2,79 tỉ USD, tăng nhẹ 0,3%; tiếp theo là Đài Loan với 1,53 tỉ USD, tăng 32,6%... cùng kì năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Trị giá nhập khẩu trong tháng 3/2020 đạt 3,03 tỉ USD, tăng 25,9% so với tháng trước. Trong ba tháng đầu năm, nhập khẩu của nhóm hàng này đạt 8,23 tỉ USD giảm 3,8% so với cùng kì năm 2019.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu trong ba tháng qua có xuất xứ từ Trung Quốc đạt 3,17 tỉ USD, giảm nhẹ 0,9%; từ Hàn Quốc đạt 1,53 tỉ USD, giảm 1,7% và từ Nhật Bản đạt 1,12 tỉ USD, giảm 0,6%...

Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy)

Nhập khẩu trong tháng 3 đạt trị giá 2,11 tỉ USD, tăng 42,4% so với tháng trước; qua đó đưa trị giá nhập khẩu trong ba tháng đầu năm đạt 5,09 tỉ USD, giảm 6,8% so với cùng kì năm trước.

Nguyên phụ liệu cho ngành dệt, may, da, giầy các loại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với trị giá 2,24 tỉ USD, giảm 7,8% so với cùng kì năm trước; từ Hàn Quốc với 602 triệu USD; giảm 12%; từ Đài Loan đạt trị giá 576 triệu USD, tăng 2,3%…

Điện thoại các loại và linh kiện

Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,19 tỉ USD, tăng 26,4% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3/2020 trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 3,27 tỉ USD, tăng 17,2% so với cùng kì năm 2019.

Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện trong quý I/2020 cho Việt Nam với trị giá chiếm 92,8% trị giá nhập khẩu của mặt hàng này của cả nước, trong đó từ Trung Quốc là 1,56 tỉ USD, tăng 8% so với cùng kì năm trước; từ Hàn Quốc là 1,47 tỉ USD, tăng 29%…

Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo

Tháng 3/2020, nhập khẩu hai nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo đạt 1,43 tỉ USD, tăng 16,8% so với tháng trước. Qua đó, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này trong ba tháng tính từ đầu năm đạt 3,72 tỉ USD, tăng 2,8% so với cùng kì năm 2019.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ các quốc gia: Trung Quốc với 992 triệu USD tăng 25,6%; Hàn Quốc đạt 896 triệu USD tăng 1%; Đài Loan đạt 354 triệu USD tăng 2,5%...

Sắt thép các loại

Trong tháng nhập khẩu nhóm hàng này là 1,34 triệu tấn, trị giá đạt 819 triệu USD, tăng 30,4% về lượng và tăng 33,6% về trị giá. 

Quí I/2020, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 3,3 triệu tấn, trị giá 2 tỉ USD, giảm 1,8% về lượng và giảm 11,3% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Sắt thép các loại nhập vào Việt Nam có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc với 932 nghìn tấn, trị giá đạt 576 triệu USD, giảm 32,3% về lượng, và giảm 33,4% về trị giá so với cùng kì năm trước; Nhật Bản với 612 nghìn tấn, trị giá đạt 358 triệu USD, tăng 39,4% về lượng và tăng 17,7% về trị giá; Hàn Quốc với 488 nghìn tấn, trị giá 350 triệu USD, tăng 12,1% về lượng, nhưng giảm 1,2% về trị giá...

Hóa chất và sản phẩm từ hóa chất

Nhập khẩu hai nhóm hàng này trong tháng 3/2020 có trị giá 1,1 tỉ USD, tăng 28,6% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu hai nhóm hàng này trong quý I/2020 đạt 2,69 tỉ USD, tăng 11,1% so với cùng kì năm trước.

Trong ba tháng tính từ đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu hóa chất và sản phẩm từ Trung Quốc với 853 triệu USD, tăng 22% so với cùng kì năm 2019; Hàn Quốc với 326 triệu USD, tăng 19,7%; Đài Loan với 319 triệu USD, giảm 2,1%...

Xăng dầu các loại  

Lượng nhập khẩu trong tháng 3/2020 đạt 487 nghìn tấn, trị giá 200 triệu USD, giảm 18,6% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với tháng trước. 

Tính đến hết quí I/2020 tổng lượng nhập khẩu xăng dầu các loại đạt 1,84 triệu tấn, trị giá 980 triệu USD, giảm 11,5% về lượng và giảm 20,7% về trị giá so với cùng kì năm trước.

Xăng dầu các loại được nhập khẩu về Việt Nam trong quý I chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc với 431 nghìn tấn, tăng 9%; Trung Quốc 371 nghìn tấn, tăng 3,6%; Singapore 358 nghìn tấn, giảm 26,6%; Malaysia 396 nghìn tấn, giảm 36,6%...

Chi tiết các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu trong tháng 3 và quí I/2020

STTNhóm/Mặt hàng chủ yếuTháng 3/2020So tháng trướcQuí I/2020So cùng kì năm trước
 Trị giá (USD)%Trị giá (USD)%
 TỔNG TRỊ GIÁ22.149.313.67919,259.494.299.7353,7
 Trong đó: Doanh nghiệp FDI12.942.239.01415,734.816.439.4974,1
1Hàng thủy sản154.884.62814,5408.844.175-0,8
2Sữa và sản phẩm sữa95.346.378-9,8283.665.2579,9
3Hàng rau quả94.894.39513,2292.427.999-30,2
4Hạt điều121.482.62457,3280.910.838-29,1
5Lúa mì86.478.6234,7258.574.91996,4
6Ngô57.332.674-30,2268.754.997-38,0
7Đậu tương85.790.57959,9176.384.2555,6
8Dầu mỡ động thực vật56.820.1371,8170.429.2905,0
9Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc28.801.1954,277.731.3296,4
10Chế phẩm thực phẩm khác78.179.3031,9217.727.5908,0
11Thức ăn gia súc và nguyên liệu294.202.1798,2806.258.613-18,1
12Nguyên phụ liệu thuốc lá8.000.405106,020.198.697-68,2
13Quặng và khoáng sản khác111.918.978-21,6364.601.140-8,2
14Than các loại326.617.14131,7844.600.071-5,5
15Dầu thô523.861.53926,41.613.569.04280,8
16Xăng dầu các loại200.378.619-36,8980.129.676-20,7
17Khí đốt hóa lỏng68.680.67710,6228.293.79116,7
18Sản phẩm khác từ dầu mỏ78.599.983-10,4253.128.61119,7
19Hóa chất527.641.52826,91.313.180.1325,1
20Sản phẩm hóa chất567.778.01930,11.381.250.75317,6
21Nguyên phụ liệu dược phẩm61.554.178165,3108.090.5383,7
22Dược phẩm261.944.280-2,0723.395.5183,4
23Phân bón các loại103.413.19435,6245.688.128-12,7
24Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh81.366.90914,6205.563.1869,9
25Thuốc trừ sâu và nguyên liệu53.679.26734,8146.073.880-20,9
26Chất dẻo nguyên liệu759.244.5342,52.056.422.547-4,0
27Sản phẩm từ chất dẻo666.294.34038,81.663.097.99812,6
28Cao su107.030.4019,3284.875.3215,2
29Sản phẩm từ cao su78.191.57234,7197.738.861-2,1
30Gỗ và sản phẩm gỗ198.727.39223,6529.974.507-8,7
31Giấy các loại164.812.21423,1409.546.975-0,6
32Sản phẩm từ giấy73.247.48259,7172.981.6755,6
33Bông các loại266.563.5948,2642.471.862-9,6
34Xơ, sợi dệt các loại234.013.38150,0544.966.444-3,2
35Vải các loại1.068.141.48750,62.630.753.423-8,3
36Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày540.158.58246,21.276.789.400-3,8
37Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh119.159.06162,4309.265.54736,0
38Đá quý, kim loại quý và sản phẩm59.749.239-10,6167.817.1310,2
39Phế liệu sắt thép125.995.869-16,1366.476.71237,7
40Sắt thép các loại819.475.95133,62.001.580.304-11,3
41Sản phẩm từ sắt thép341.833.70518,3927.105.7012,1
42Kim loại thường khác565.744.77611,91.500.204.725-0,2
43Sản phẩm từ kim loại thường khác116.141.59844,9310.344.011-6,1
44Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện5.062.156.68113,613.753.575.17616,6
45Hàng điện gia dụng và linh kiện212.318.006-0,5563.163.68415,1
46Điện thoại các loại và linh kiện1.188.430.06826,43.266.885.77317,2
47Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện204.132.72320,2572.949.2526,9
48Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác3.034.463.51125,98.234.815.177-3,8
49Dây điện và dây cáp điện165.566.03460,1392.123.6119,3
50Ô tô nguyên chiếc các loại224.441.3231,0557.922.420-36,3
51Linh kiện, phụ tùng ô tô310.161.052-5,3965.398.171-1,5
52Xe máy và linh kiện, phụ tùng69.204.86511,0183.232.3594,6
53Phương tiện vận tải khác và phụ tùng59.518.77234,5190.730.531-19,7
54Hàng hóa khác1.184.748.03419,03.151.618.01213,7

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ánh Dương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.