Theo nghiên cứu của Access Partnership, được chia sẻ trong khuôn khổ Hội nghị TMĐT Xuyên Biên Giới, doanh thu xuất khẩu TMĐT của Việt Nam có thể đạt đến 296.300 tỷ đồng vào năm 2027 nếu các doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ đầy đủ và đẩy nhanh tốc độ áp dụng TMĐT.
Temu, một ứng dụng TMĐT thuộc Pinduoduo của Trung Quốc, đã đạt tổng giá trị hàng hóa gần 400 triệu USD tại Mỹ chỉ sau 8 tháng ra mắt. Với thành công từ mô hình ký gửi, Temu đã khiến các sàn TMĐT khác như Shopee, Lazad và TikTok Shop cân nhắc về việc thử nghiệm mô hình này.
Trong khi TikTok Shop, tính năng TMĐT của TikTok đang mở rộng dấu ấn của mình tại Đông Nam Á, các sàn TMĐT hàng đầu khu vực này là Shopee và Lazada lại đang hướng sự chú ý nhiều hơn sang các thị trường khác, tiêu biểu là châu Âu.
Bà Phạm Thị Quỳnh Tranh, Giám đốc vận hành (COO) Lazada Việt Nam, một trong những sàn TMĐT lớn nhất, mới đây đã nhận định rằng thị trường TMĐT đã qua thời tăng trưởng nóng, nhưng cơ hội để cho những đơn vị mới vẫn còn khi tiềm năng phát triển của thị trường vẫn lớn.
Dù đang đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ và một số quốc gia khác, song TikTok nói chung và TikTok Shop nói riêng vẫn đang "càn quét" một thị trường lớn ở Đông Nam Á, thậm chí đang tỏ ra vượt trội hơn cả Shopee và Lazada dù xuất hiện sau hai sàn TMĐT này.
Chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2023 được tổng hợp từ ba chỉ số thành phần, bao gồm nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin, giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
Theo báo cáo mới nhất của Metric, tổng doanh thu của 5 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam (Shopee, Lazada, TikTok Shope, Tiki và Sendo) trong quý I đạt 39.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng Shopee đã đạt 24.700 tỷ đồng, chiếm 63,1% thị phần.
Theo báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam mới được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tỷ lệ doanh nghiệp Việt tham gia kinh doanh trên mạng xã hội cũng như sàn TMĐT trong năm 2022 đều tăng so với năm 2021, qua đó tiếp tục giữ đà tăng liên tục qua các năm.
Theo báo cáo về thị trường mua sắm trực tuyến của Q&Me mới được công bố, tỷ lệ người dùng Việt mua sắm online vài lần/tuần đang chiếm đa số. Bên cạnh đó, hai sàn TMĐT lớn là Shopee và Lazada đang dẫn đầu về tỷ lệ yêu thích và được sử dụng nhiều nhất bởi người dùng Việt.
Quy mô giao dịch ngành TMĐT chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm 2022. Với tỷ lệ đó, ngành TMĐT tại Việt Nam rõ ràng còn nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh kinh doanh online.
Theo báo cáo của Lazada, thương mại điện tử (TMĐT) bền vững đang dần trở thành động lực tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Giai đoạn 2023 - 2025, một số xu hướng phát triển bền vững của TMĐT, cả cũ và mới, sẽ xuất hiện.
Theo báo cáo của Lazada, người Việt đã tiêu trung bình hơn 6 triệu đồng cho việc mua sắm trực tuyến trong năm 2022. Đáng nói, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20%, thị trường TMĐT Việt Nam cũng được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.
Sau quãng thời gian tập trung vào khu vực Đông Nam Á, các doanh nghiệp TMĐT Trung Quốc như Alibaba, Pinduoduo, Shein,... bắt đầu nhắm đến các thị trường trưởng thành hơn tại Bắc Mỹ và châu Âu.
Theo báo cáo của Reputa, TikTok Shop đã vượt qua các "đàn anh" như Tiki hay Sendo để lọt top ba sàn TMĐT phổ biến nhất mạng xã hội cùng với Shopee và Lazada dù mới có mặt tại Việt Nam từ tháng 4/2022.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…