|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tình trạng thiếu hụt đôla (Dollar Shortage) là gì? Ví dụ thực tiễn về tình trạng thiếu hụt đôla

15:52 | 24/09/2019
Chia sẻ
Tình trạng thiếu hụt đôla (tiếng Anh: Dollar Shortage) xảy ra khi một quốc gia phải chi nhiều USD cho lượng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu hơn lượng USD nước này thu về được từ hoạt động xuất khẩu.
Profiting-from-the-Global-Dollar-Shortage-of-2019

Hình minh họa. Nguồn: antiquesage.com

Tình trạng thiếu hụt đôla

Khái niệm

Tình trạng thiếu hụt đôla trong tiếng Anh là Dollar Shortage.

Tình trạng thiếu hụt đôla xảy ra khi một quốc gia thiếu nguồn cung USD để quản lí hoạt động thương mại quốc tế của nó một cách hiệu quả. Hiện tượng này xảy ra khi một quốc gia phải trả nhiều USD hơn cho hàng nhập khẩu của mình so với lượng USD thu về từ xuất khẩu.

Bởi vì USD là loại tiền tệ được giao dịch rộng rãi nhất trên thế giới, nhiều quốc gia phải nắm giữ tài sản bằng USD để duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định và giao dịch với các quốc gia khác sử dụng USD.

Bản chất của tình trạng thiếu hụt đôla

Ngay cả khi hai quốc gia khác ngoài Mỹ tham gia hoạt động ngoại thương, đồng USD vẫn được sử dụng phổ biến để định giá hàng hóa, do vị thế là đồng tiền dự trữ và tính ổn định. Ví dụ: giá dầu thường được niêm yết bằng USD ngay cả khi hai quốc gia tham gia vào thỏa thuận xuất nhập khẩu dầu không sử dụng USD làm nội tệ.

Khi giá trị của các sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu cao hơn giá của những sản phẩm xuất khẩu, một quốc gia sẽ là nhà nhập khẩu ròng, đồng nghĩa với việc số USD nước này thu về từ xuất khẩu thấp hơn số USD phải chi cho nhập khẩu.

Nếu tình trạng thiếu hụt đôla trở nên quá nghiêm trọng, một quốc gia có thể yêu cầu hỗ trợ từ các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế để duy trì thanh khoản và cải thiện nền kinh tế.

Các tổ chức quốc tế như Quĩ Tiền tệ Quốc tế có thể hỗ trợ các quốc gia đối mặt với tình trạng thiếu hụt đôla.

Ví dụ thực tiễn về tình trạng thiếu hụt đôla

Tình trạng thiếu hụt đôla Mỹ thường xảy ra khi một quốc gia trở nên cô lập hơn với các nước khác, có thể vì các lệnh trừng phạt. Các vấn đề chính trị khác cũng có thể tác động đến thương mại quốc tế và làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu để đổi lấy đôla.

Năm 2017, Qatar xảy ra tình trạng thiếu hụt đồng đôla khi các quốc gia Ả Rập khác cáo buộc các ngân hàng nước này hỗ trợ các nhóm khủng bố trong danh sách đen. Mặc dù nước này đã tích lũy được nguồn dự trữ tài chính đáng kể, nhưng họ buộc phải sử dụng hơn 30 tỉ đô la trong số dự trữ đó để bù đắp cho dòng tiền ròng ra của đôla Mỹ.

Vào cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, tình trạng thiếu hụt đôla Mỹ ở Sudan đã khiến đồng tiền nước này suy yếu, dẫn đến giá cả leo thang. Giá bánh mì tăng gấp đôi trong một tuần, gây ra các cuộc biểu tình và bạo loạn. 

Điều đó dẫn đến tình trạng bất ổn chính trị ở một quốc gia có nền kinh tế bị gián đoạn một phần bởi các biện pháp cải cách kinh tế mới. Vào đầu năm 2019, tình hình đã không được cải thiện, với đồng bảng Sudan giảm xuống mức thấp kỉ lục khi mọi người sẵn sàng chi càng nhiều bảng hơn để mua đồng USD.

(Theo investopedia)

Hằng Hà