|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tính không co giãn (Inelasticity) trong kinh tế là gì? Đặc điểm

21:59 | 12/04/2020
Chia sẻ
Tính không co giãn (tiếng Anh: Inelasticity) là một thuật ngữ kinh tế đề cập đến số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ không đổi khi giá của nó thay đổi.
Tính không co giãn (Inelasticity) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Pixabay)

Tính không co giãn 

Khái niệm

Tính không co giãn trong tiếng Anh là Inelasticity.    

Tính không co giãn là một thuật ngữ kinh tế đề cập đến số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ không đổi khi giá của nó thay đổi.

Tính không co giãn nghĩa là khi giá tăng, thói quen mua hàng của người tiêu dùng vẫn giữ nguyên, và khi giá giảm, thói quen mua hàng của người tiêu dùng cũng không thay đổi.

Đặc điểm của Tính không co giãn

Tính không co giãn có nghĩa là khi thay đổi 1% giá hàng hóa hoặc dịch vụ thì thay đổi về lượng cầu hoặc lượng cung ít hơn 1%.

Ví dụ: nếu giá của một loại thuốc thiết yếu thay đổi từ 200 USD lên 202 USD, tăng 1% và lượng cầu thay đổi từ 1.000 đơn vị thành 995 đơn vị, giảm ít hơn 1%, thì thuốc sẽ được coi là hàng hóa không co giãn.

Nhu yếu phẩm và các phương pháp điều trị y tế tương đối là không co giãn vì chúng cần thiết cho sự sống còn của con người, trong khi với hàng hóa xa xỉ có xu hướng co giãn nhiều hơn.

Đường cầu về một hàng hóa không có tính co giãn hoàn toàn được mô tả như một đường thẳng đứng trong đồ thị vì lượng cầu như nhau ở bất kì mức giá nào.

Tính không co giãn (Inelasticity) là gì? Đặc điểm - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa: Voer)

Cung hàng hóa có thể không co giãn hoàn toàn trong trường hợp hàng hóa đó là duy nhất, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật. Cho dù người tiêu dùng sẵn sàng trả bao nhiêu cho nó thì không bao giờ có thể có nhiều hơn một tác phẩm gốc.

Hàng hóa có Tính không co giãn

Không có ví dụ về hàng hóa hoàn toàn không co giãn. Nếu có, điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể tính giá bất kì nếu họ cảm thấy thích và người tiêu dùng vẫn sẽ cần mua chúng. Hàng hóa có tính không co giãn nhất chỉ có thể là nước và không khí.

Độ co giãn của cầu

Ngược lại, hàng hóa hoặc dịch vụ có tính co giãn là là khi 1% thay đổi về giá sẽ tạo ra sự thay đổi về lượng cung hoặc lượng cầu nhiều hơn 1%.

Hầu hết các hàng hóa và dịch vụ đều có tính co giãn vì chúng không phải là duy nhất và luôn có sản phẩm khác thay thế.

Đường cầu co giãn hoàn toàn được mô tả như một đường nằm ngang bởi vì bất kì thay đổi nào về giá đều gây ra sự thay đổi vô hạn về lượng cầu.

Tính không co giãn (Inelasticity) là gì? Đặc điểm - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa: Voer)

Tính không co giãn của hàng hóa dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lượng cung.

Chẳng hạn, nếu một nhà sản xuất điện thoại thông minh biết rằng việc giảm giá sản phẩm mới nhất của mình xuống 5% sẽ khiến doanh số tăng 10%, do đó quyết định giảm giá có thể mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu giảm giá điện thoại thông minh xuống 5% chỉ dẫn đến tăng 3% doanh số, thì quyết định giảm giá không chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận.

(Theo Investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hằng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.