|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tìm hiểu thông tin xuất khẩu giày dép vào thị trường EU

12:52 | 16/02/2021
Chia sẻ
Việt Nam hiện đứng vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép (chỉ sau Trung Quốc).

Năng lực cung ứng ngành giày dép Việt Nam

Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, sản xuất giày dép của Việt Nam tăng trưởng khả quan trong 10 năm qua, đặc biệt là phân khúc giày thể thao.

Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

Ngành da giày trong nước đang vấp phải khó khăn lớn là tỷ lệ nguồn cung ứng nguyên vật liệu nội địa thấp.

Hiện nguyên phụ liệu chiếm tới 68 - 75% trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, nhưng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ đạt 40 - 45%, trong đó chủ yếu gồm hai mặt hàng thứ yếu là đế giày và chỉ khâu.

Hiện chỉ có 30 - 40% doanh nghiệp trong ngành da giày tự chủ được nguyên liệu, 60 - 70% còn lại chủ yếu làm gia công.

Việt Nam hiện đứng vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép (chỉ sau Trung Quốc).

Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 100 nước, trong đó 50 nước có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Mặc dù da giày là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam, nhưng "phần bánh" xuất khẩu lại phần nhiều nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

EU là một trong hai thị trường xuất khẩu giày dép chủ lực của Việt Nam.

Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nhu cầu nhập khẩu giày dép của EU

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), năm 2019, EU-27 nhập khẩu 58,53 tỷ USD hàng giày dép (Mã HS 64); trong đó Trung Quốc là nguồn cung ứng chính chiếm 20,63%.

Việt Nam đứng thứ hai với kim ngạch xuất khẩu vào EU đạt 12 tỷ USD, chiếm thị phần 12,48%.

Các đối thủ cạnh tranh trong top 5 tại thị trường này gồm có Indonesia và Ấn Độ, có thị phần thấp hơn hẳn và ít có cơ hội để vượt lên trên Việt Nam trong xuất khẩu vào EU, đặc biệt khi EVFTA có hiệu lực tạo thuận lợi về thuế quan cho mặt hàng giày dép của Việt Nam.

Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi thế cho ngành giày dép Việt Nam, tạo cơ hội tăng trưởng xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh tại thị trường EU.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với ngành da giày, tốc độ tăng xuất khẩu vào EU dự báo sẽ gấp đôi vào 2025, và tổng xuất khẩu giày da cũng sẽ tăng khoảng 34%, sản lượng của toàn ngành tăng ở mức 31,8%. 

Chi tiết Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU – Ngành hàng giày dép

Ánh Dương

Hà Nội lập kỷ lục thu ngân sách Nhà nước vượt 500.000 tỷ đồng
Mặc dù GRDP tăng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, song trong năm 2024, một số chỉ tiêu kinh tế của Hà Nội vẫn giữ đà tăng trưởng tốt, đặc biệt tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng và tăng 24,7% so với dự toán.