|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tìm hiểu thông tin xuất khẩu cao su vào thị trường EU

14:36 | 13/02/2021
Chia sẻ
EU hiện chủ yếu nhập khẩu cao su và sản phẩm cao su nội khối từ năm 2015 đến nay vẫn duy trì trong khoảng 68 - 69%.

Sản lượng cao su của Việt Nam

Việt Nam là nước đứng thứ 3 về sản xuất cao su trên thế giới, chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng toàn cầu và khoảng 5,6% tổng diện tích trồng cao su trên thế giới.

Tìm hiểu thông tin xuất khẩu cao su vào thị trường EU - Ảnh 1.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh chóng. Năm 2019, ngành cao su Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 về xuất khẩu trên thị trường cao su thiên nhiên thế giới.

Việt Nam xuất khẩu cao su vào hơn 60 thị trường trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là ba thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2019, chiếm thị phần lần lượt là 66,5%; 8,3% và 3%.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, năm 2019 sản lượng xuất khẩu tăng hơn so với năm 2018, đạt 1,68 triệu tấn; tương ứng 2,26 tỉ USD; tăng 7,7% về khối lượng và tăng 8% về giá trị so với năm 2018; giá xuất khẩu bình quân 1.343 USD/tấn.

Tính đến năm 2019, Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về cung cấp cao su, sản phẩm từ cao su (HS: 40) cho thị trường EU. Khu vực này hiện chiếm tới 39% tổng giá trị xuất khẩu săm các loại của Việt Nam ra thế giới.

Tìm hiểu thông tin xuất khẩu cao su vào thị trường EU - Ảnh 2.

Nhu cầu nhập khẩu và các nguồn cung ứng chính cao su cho EU

EU hiện chủ yếu nhập khẩu cao su và sản phẩm cao su nội khối từ năm 2015 đến nay vẫn duy trì trong khoảng 68 - 69%.

Trong các nguồn cung ứng ngoại khối, Trung Quốc hiện đứng đầu với thị phần 6%, tiếp theo là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong số các nước ASEAN, Thái Lan hiện đang có thị phần lớn nhất về cao su tại EU (2,6%), theo sát sau là Malaysia (2,5%).

Thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu cao su và sản phẩm cao su của EU đã tăng từ 0,4% vào năm 2015 lên 0,7% vào năm 2019, cho thấy sự cải thiện đáng kể về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN về thị phần cao su và sản phẩm cao su tại EU.

Đối với Hiệp định EVFTA, cao su tổng hợp và các chất dẫn xuất sẽ không có lợi thế mới vì thuế suất đã đang là 0%. Tuy nhiên, các loại ống ghép nối bằng cao su và lốp cao su sẽ được miễn thuế ngay lập tức từ 3% - 4,5%. Băng tải, băng truyền, hoặc đai tải bằng cao su sẽ được giảm theo kỳ hạn 5 năm từ 6,5%.

Chi tiết Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU – Ngành hàng cao su

Ánh Dương

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.