|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tìm hiểu thị trường Maroc: Quan hệ kinh tế, ngoại thương

10:22 | 04/11/2020
Chia sẻ
Cùng với sự hội nhập, quan hệ kinh tế ngoại thương của Maroc ngày càng đa dạng.

Cán cân thương mại Maroc theo xu thế nhập siêu

Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Maroc, cùng với sự hội nhập, quan hệ kinh tế ngoại thương của Maroc ngày càng đa dạng.

Trao đổi thương mại năm 2013 ghi nhận kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 21 tỉ USD thì đến 2019 tăng lên 28 tỉ USD. Nhập khẩu tăng từ 44 lên 48,5 tỉ USD trong cùng giai đoạn.

Cán cân thương mại năm 2019 cho thấy kinh tế Maroc nhập siêu, là xu thế chung của nền kinh tế.

Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có phốt phát và phân bón, hàng dệt may, thực phẩm và đồ uống, khoáng sản, thành phần điện tử, bán dẫn, sản phẩm dầu lửa, trái cây có múi, cá. Các nước chính nhập khẩu hàng Maroc gồm Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Brazil, Mỹ.

Mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu thô, hàng sơ chế, trang thiết bị viễn thông, thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng, nhiên liệu, điện. Các bạn hàng chính là Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Arab Saudi, Trung Quốc, Italy và Nga.

Nợ công tương đương 65% GDP, trong đó nợ nước ngoài hơn 30 tỉ USD.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Trao đổi ngoại thương và đối tác năm 2020

Theo Cao ủy phụ trách về kế hoạch kinh tế xã hội, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Maroc trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt 95,2 tỉ Dh (khoảng 10,3 tỉ USD) giảm 8% so với cùng kỳ 2019 (118,2 tỉ Dh); kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 180,6 tỉ Dh (xấp xỉ 19,63 tỉ USD), giảm hơn 9 so với cùng kì 2019 (199,3 tỉ Dh).

Như vậy, cán cân thương mại 5 tháng đầu năm 2020 cho thấy kinh tế Maroc nhập siêu.

Đa số nhóm hàng xuất khẩu chính của Maroc 5 tháng đầu năm đều giảm như phốt phát và các sản phẩm từ phốt phát, ô tô và phụ tùng thiết bị, nhóm hàng điện tử, nhóm công nghiệp hàng không, công nghiệp dược. Riêng nhóm hàng nông sản tăng 5%, trong đó chủ yếu là hoa quả.

Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết nhóm hàng cũng giảm, ngoại trừ nhóm vật liệu và thiết bị y tế.

Theo đánh giá, nếu Maroc duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay trong nửa cuối năm, dự kiến kinh tế Maroc cả năm 2020 sẽ tăng trưởng âm 2,1%.

Lí do tăng trưởng âm là bởi hậu quả của dịch COVID-19 gây khó khăn cho nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đình trệ, thậm trí phá sản.

Xuất nhập khẩu Maroc giai đoạn 2015 đến tháng 5/2020 và chênh lệch cán cân thương mại như sau:

Tìm hiểu thị trường Maroc: Quan hệ kinh tế, ngoại thương - Ảnh 1.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Maroc

Đối tác chính Maroc xuất hàng hóa như Tây Ban Nha chiếm 23,4%; Pháp 21,1%; Italy 4,6%... Ngoài ra còn có Ấn Độ, Anh, Nhật, Đức, Brazil, Tiểu Vương Quốc Arab Saudi, Arab Saudi, Senegal, Angeria, Thụy sỹ...

Hàng nhập khẩu chính của Maroc có xăng dầu, sợi, vải, thiết bị viễn thông, khí gas, sản phẩm nhựa, hoa quả đóng hộp, lương thực thực phẩm, dầu mỏ, quần áo may sẵn, thiết bị viễn thông, điện thoại di động, máy móc, thiết bị điện, máy tính điện tử, lúa mì, gạo, khí đốt, mạch điện tử, bán dẫn, chất dẻo, hồi, quế, hạt tiêu, cà phê, ô tô, xe máy nguyên chiếc các loại 4 kì, cá tra, các sản phẩm chế biến từ gạo như bánh tráng, bánh phở, quạt điện, điều hòa không khí, sơn xây dựng, đồ gỗ gia dụng....

Đối tác chính cung cấp hàng cho Maroc như Tây Ban Nha chiếm 15,7%; Pháp 13,2%; Trung Quốc 9,1%; Mỹ 6,4%; Đức 5,9%; Italy 5,4%, Thổ Nhỹ Kỳ 4,4%... Ngoài ra, còn có Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Bỉ, Thụy Sỹ, Hà Lan, Thụy Điển, Đài Loan...

Ánh Dương