|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón ngày 27/3: Thị trường chững lại, thấp nhất 280.000 đồng/bao

09:16 | 27/03/2025
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (27/3) tại miền Trung và Tây Nam Bộ vẫn duy trì ổn định. Ghi nhận cho thấy, phân DAP Hồng Hà đang được áp dụng mức giá cao nhất là 1.100.000 - 1.200.000 đồng/bao.

Tại khu vực miền Trung

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (27/3) tiếp đà đi ngang. 

Đối với phân urê Ninh Bình và Phú Mỹ, giá bán ổn định trong khoảng 590.000 - 630.000 đồng/bao

Đồng thời, giá phân kali bột Phú Mỹ và Hà An chưa có điều chỉnh mới, hiện đang được áp dụng mức giá lần lượt là 510.000 - 570.000 đồng/bao và 510.000 - 560.000 đồng/bao. 

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 24/3

Ngày 27/3

Thay đổi

Phân URÊ

Phú Mỹ

590.000 - 630.000

590.000 - 630.000

-

Ninh Bình

590.000 - 630.000

590.000 - 630.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

910.000 - 960.000

910.000 - 960.000

-

Song Gianh

880.000 - 910.000

880.000 - 910.000

-

Phân KALI bột

Phú Mỹ

510.000 - 570.000

510.000 - 570.000

-

Hà Anh

510.000 - 560.000

510.000 - 560.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

710.000 - 740.000

710.000 - 740.000

-

Phú Mỹ

700.000 - 740.000

700.000 - 740.000

-

Lào Cai

690.000 - 730.000

690.000 - 730.000

-

Phân Lân

Lâm Thao

280.000 - 300.000

280.000 - 300.000

-

Lào Cai

270.000 - 290.000

270.000 - 290.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Tại khu vực Tây Nam Bộ

Cũng theo ghi nhận, thị trường phân bón tại khu vực Tây Nam Bộ cũng không ghi nhận điều chỉnh mới. 

Theo đó, phân urê Phú Mỹ và phân urê Cà Mau lần lượt ghi nhận khoảng giá 570.000 - 600.000 đồng/bao và 560.000 - 590.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân kali miểng Cà Mau vẫn dao động từ 460.000 đồng/bao đến 500.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 24/3

Ngày 27/3

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

570.000 - 600.000

570.000 - 600.000

-

Phú Mỹ

560.000 - 590.000

560.000 - 590.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.000.000 - 1.200.000

1.000.000 - 1.200.000

-

Đình Vũ

800.000 - 900.000

800.000 - 900.000

-

Phân KALI Miểng

Cà Mau

460.000 - 500.000

460.000 - 500.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

580.000 - 630.000

580.000 - 630.000

-

Phú Mỹ

580.000 - 630.000

580.000 - 630.000

-

Việt Nhật

610.000 - 670.000

610.000 - 670.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

850.000 - 900.000

850.000 - 900.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

   Nguồn: Wichart 

Nga ủng hộ tái lập Sáng kiến Biển Đen

Ngày 25/3, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết, Mátxcơva muốn "thị trường ngũ cốc và thị trường phân bón có thể dự đoán được" và "không ai muốn loại trừ Nga khỏi các thị trường này".

Theo người đứng đầu ngành Ngoại giao Nga, Mátxcơva ủng hộ việc nối lại Sáng kiến Biển Đen theo một định dạng phù hợp hơn với nguyện vọng tất cả các bên.

"Chúng tôi ủng hộ sự trở lại của Sáng kiến Biển Đen dưới hình thức phù hợp hơn với tất cả các bên", Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov nêu rõ, đồng thời cho biết vấn đề này cũng được đưa ra thảo luận tại các cuộc đàm phán ở Riyadh (Saudi Arabia).

Cho rằng Nga hiện nay đã suy giảm niềm tin đối với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng khẳng định, nước này muốn "thị trường ngũ cốc và thị trường phân bón có thể dự đoán được" và "không ai cố gắng loại trừ Nga khỏi các thị trường đó".

Bộ trưởng cũng bày tỏ lo lắng về tình hình lương thực ở châu Phi và các quốc gia khác ở Nam bán cầu, nhấn mạnh đây là những nước đang "bị ảnh hưởng từ trò chơi của phương Tây".

Sáng kiến Biển Đen, còn được gọi là thỏa thuận ngũ cốc, cho phép ngũ cốc của Ukraine xuất khẩu từ các cảng trên Biển Đen trong bối cảnh xung đột căng thẳng, đồng thời đảm bảo khả năng xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga ra thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, Nga đã rút khỏi Sáng kiến Biển Đen vào tháng 7-2023.

Theo quan điểm của Xứ Bạch dương, một trong những lý do chính dẫn đến động thái này là nội dung thứ hai của thỏa thuận - về nới lỏng xuất khẩu nông sản của Nga - đã không được thực hiện.

Cụ thể, mặc dù hoạt động xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga không phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng các lệnh trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của nước này chưa được dỡ bỏ rõ ràng, kết hợp với những hạn chế về thanh toán, hậu cần và bảo hiểm, đã cản trở việc xuất khẩu các lô hàng.

Bên cạnh đó, Nga cũng cho rằng các lô hàng ngũ cốc từ Ukraine cũng không đến được đích cần thiết - là các nước có nhu cầu, theo Báo Tuyên Quang.

 Ảnh: Gia Ngọc

Gia Ngọc