|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương mại nông sản ngày càng quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu

15:16 | 25/09/2018
Chia sẻ
Thị trường nông sản mở, có thể dự đoán được và công bằng có thể giúp đẩy mạnh những nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần giảm đói nghèo.
thuong mai nong san ngay mot quan trong trong boi canh bien doi khi hau Giá nông sản hữu cơ cao gấp 3 - 4 lần so với sản phẩm thường là vô lý?

Thương mại nông sản ngày một quan trọng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, theo báo cáo mới của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), với việc biến đổi khí hậu đặt ra nguy cơ đối với khả năng sản xuất lương thực của nhiều khu vực trên thế giới, thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp sẽ ngày càng quan trọng đối với việc nuôi sống hành tinh và đối phó với tình trạng thiếu đói liên quan đến khí hậu.

thuong mai nong san ngay mot quan trong trong boi canh bien doi khi hau
Thương mại nông sản ngày một quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Báo cáo với nhan đề Hiện trạng Thị trường hàng hóa nông sản năm 2018 cho thấy, các quy định thương mại quốc tế thiết lập dưới sự ủng hộ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các cơ chế mới hơn được tạo ra bởi Hiệp định Paris nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu có thể được ủng hộ lẫn nhau.

Để đạt được điều này, các chính sách nông nghiệp và thương mại quốc gia có thể cần được hiệu chỉnh để giúp chuyển đổi thị trường toàn cầu với trụ cột là an ninh lương thực và một công cụ thích nghi với biến đổi khí hậu.

Do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến nền nông nghiệp toàn cầu không đồng đều, cải thiện điều kiện sản xuất ở nơi này trong khi lại tác động tiêu cực đến những nơi khác đã tạo ra khuynh hướng “thắng” và “thua” suốt cả quá trình.

Sản xuất lương thực ở các nước vĩ độ thấp sẽ khó khăn nhất. Nhiều nước đang phải chịu cảnh nghèo đói, bất ổn lương thực và suy dinh dưỡng. Mặt khác, những nơi có khí hậu ôn đới có thể nhìn thấy tác động tích cực khi thời tiết ấm lên làm tăng sản lượng lương thực.

Tổng giám đốc FAO cho biết, để hạn chế khoảng cách kinh tế và an ninh lương thực giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng mở rộng hơn, chúng ta phải đảm bảo rằng quá trình phát triển và mở rộng của thương mại nông sản là công bằng và phục vụ công cuộc xóa đói giảm nghèo, bất ổn lương thực và suy dinh dưỡng.

Xu hướng thương mại nông sản toàn cầu gần đây

Báo cáo cũng đưa ra một cái nhìn tổng quát về hệ thống thương mại nông sản quốc tế trong những năm gần đây, và định hướng phát triển thời gian tới.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng thương mại nông sản nhanh trong giai đoạn 2000 – 2008 đã chậm lại trong giai đoạn 2009 – 2012, bức tranh lớn hơn là tăng trưởng về giá trị thương mại nông sản tăng đáng kể từ năm 2000 đến năm 2016 từ 570 tỷ USD lên 1.600 tỷ USD. Phần lớn là nhờ tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc cũng như nhu cầu nhiên liệu sinh học tăng trên toàn cầu.

Đáng chú ý, hồ sơ của các nền kinh tế đang nổi trên thị trường thương mại nông sản toàn cầu đã tăng đáng kể, với thu nhập bình quân đầu người tăng và nghèo đói giảm. Điều này đã thúc đẩy tiêu thụ lương thực và nhập khẩu, dẫn đến tăng năng suất nông nghiệp, đẩy tăng xuất khẩu thực phẩm không chỉ tới những thị trường ở các nước công nghiệp mà còn tới các nước khác phía nam địa cầu.

Thậm chí, mặc dù “người khổng lồ” xuất khẩu thực phẩm truyền thống như châu Âu hay Mỹ vẫn là các nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu về giá trị, những người mới đến cũng đang tỏ uy quyền của mình.

Đơn cử như, từ năm 2000 đến 2016, Brazil đã tăng tỷ trọng trong thương mại thực phẩm toàn cầu từ 3,2% lên 5,7%, Trung Quốc vượt qua Canada và Australia trở thành nhà xuất khẩu nông sản quan trọng thứ 4 thế giới. Indonesia, Ấn Độ tăng xuất khẩu nông sản lên một mức đủ để đưa đất nước nằm trong tốp 10 nhà xuất khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới.

Trong cùng kỳ, tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ, EU, Australia và Canada giảm 10%.

Xem thêm

Đức Quỳnh