|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Qui định nhập khẩu vào thị trường Latvia

09:52 | 20/04/2020
Chia sẻ
Môi trường kinh doanh ở Latvia thân thiện với các công ty nước ngoài. Không có kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, hoặc việc sử dụng và chuyển đổi ngoại tệ. Chính phủ Latvia đã thông qua pháp luật hiện đại, thiết lập quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và các phương tiện để thực thi bảo vệ quyền lợi của họ.

Môi trường kinh doanh của Latvia được đánh giá là tốt nhất trong các nước ở Trung Âu và Đông Âu. 

Hệ thống pháp luật, cơ cấu thuế, thương mại và các qui định khác đã được sửa đổi để hài hoà với tiêu chuẩn của EU. Hầu hết chỉ thị của EU đã được tích hợp vào hệ thống pháp luật của Latvia. 

Qui định nhập khẩu vào thị trường Latvia - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik)

Chứng từ nhập khẩu

Chứng từ nhập khẩu tại Latvia được qui định theo luật pháp của Liên minh Châu Âu. Dưới đây là thông tin về một số chứng từ thương mại, để giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn về quá trình giao và nhận hàng.

Hoá đơn thương mại

Hóa đơn thương mại thể hiện những nội dung sau:

- Tổng giá trị hóa đơn và tiền thanh toán: Số lượng tương đương phải được thể hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi ra Euro hoặc hợp pháp khác tại Latvia.

- Các điều khoản thanh toán (phương pháp và thời điểm thanh toán, giảm giá…).

- Các điều kiện giao hàng theo Incoterm thích hợp.

- Phương tiện vận tải.

Hoá đơn thương mại phải được chuẩn bị bởi nhà xuất khẩu theo thông lệ kinh doanh tiêu chuẩn, phải được nộp bản gốc cùng với ít nhất một bản sao. 

Nói chung, không yêu cầu các hóa đơn được kí kết nhưng trong thực tế, cả hai bản gốc và bản sao hoá đơn thương mại thường được kí. Hoá đơn thương mại có thể được chuẩn bị bằng bất kì ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, nên có một bản dịch hóa đơn thương mại sang tiếng Anh.

Tờ khai giá trị hải quan

Tờ khai giá trị hải quan phải được xuất trình cho cơ quan hải quan nếu giá trị của hàng hoá nhập khẩu vượt quá 20.000 EUR. 

Tờ khai giá trị hải quan phải được lập phù hợp với mẫu DV1. Mẫu này phải được trình bày cùng với các tài liệu hành chính riêng biệt (SAD). Mục đích chính của yêu cầu này là đánh giá giá trị của các giao dịch để xác định giá trị hải quan (giá trị tính thuế).

Giá trị hải quan tương ứng với giá trị của hàng hoá bao gồm tất cả các chi phí phát sinh, cho đến điểm đến đầu tiên trong Liên minh châu Âu. Phương pháp thông thường để thiết lập giá trị hải quan là sử dụng giá trị giao dịch.

Trong một số trường hợp giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu có thể bị điều chỉnh, trong đó có việc bổ sung hay các khoản khấu trừ.

Tài liệu vận chuyển

Tùy thuộc vào phương tiện vận tải sử dụng, các tài liệu sau đây phải được điền đầy đủ và trình bày với cơ quan hải quan của các nước thành viên của EU bao gồm: Vận đơn (B/L), Vận đơn đường bộ (CMR), Vận đơn hàng không (AWB), Vận đơn đường sắt (CIM), ATA Carnet, TIR Carnet.

Bảng kê hàng hóa (P/L)

Đây là bảng kê các hàng hóa đầu vào cần thiết cho thủ tục hải quan, kèm theo hoá đơn thương mại và các chứng từ vận tải. Bảng kê hàng hóa thường bao gồm các thông tin:

- Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các công ty vận tải.

- Ngày phát hành.

- Số hóa đơn vận chuyển hàng hóa.

- Loại bao bì (trống, thùng, thùng carton, hộp, thùng, túi xách…).

- Số gói, mội dung của từng gói (mô tả hàng hóa và số lượng các mặt hàng cho mỗi gói).

- Mã hiệu và số.

- Trọng lượng tịnh, trọng lượng và đo lường của các gói.

Tài liệu hành chính riêng biệt

Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Latvia phải được khai báo với cơ quan hải quan của Latvia bằng cách sử dụng tài liệu hành chính riêng biệt (SAD), được qui định tại Luật Hải quan. 

Tờ khai phải được lập bằng một trong những ngôn ngữ chính thức của EU, được chấp nhận bởi cơ quan hải của Latvia là nơi các thủ tục được thực hiện.

FCA – Giao cho người vận tải

Thuật ngữ này có thể được sử dụng cho bất kì phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương. 

“Nhà vận chuyển” có nghĩa là bất kì người nào, trong một hợp đồng vận chuyển, cam kết thực hiện hoặc đem lại hiệu quả hoạt động vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, đường thủy nội địa hoặc kết hợp các phương thức như vậy. 

Nếu người mua chỉ thị cho người bán giao hàng cho một người, ví dụ như một công ty vận tải mà không phải là một “nhà vận chuyển”, người bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ của mình cung cấp hàng hóa họ đang có trong sự giám hộ của người đó.

Các mặt hàng cấm nhập khẩu

Latvia cấm nhập khẩu các sản phẩm sau: bia sản xuất từ chất hoạt hóa, gelatin, gia cầm được xử lí bằng các chất chống vi khuẩn, các sản phẩm thịt có nguy cơ gây rủi ro.

Các mặt hàng hạn chế nhập khẩu

Những mặt hàng sau đây bị hạn chế nhập khẩu (tức là khi nhập khẩu cần phải có giấy phép) vào EU (trong đó có Latvia):

- Động vật, chim hoặc các loại động vật sống khác.

- Thịt sống hoặc xác động vật.

- Ong và mật ong.

- Chim.

- Trứng, chim chóc và các loại tương tự.

- Phôi, động vật, chim chóc….

 và các sản phẩm từ cá.

- Côn trùng.

- Một số sản phẩm qui định trong Hiệp định thương mại quốc tế về một số loại động thực vật quí hiếm (CITIES).

- Động vật thân mềm.

- Trứng động vật.

- Thực vật, thực vật sống, hoặc bị chặt, bao gồm cả hạt của cây.

Gia cầm.

- Sản phẩm từ cá voi…

- Vũ khí và đạn dược.

- Thiết bị quân sự.

- Vật liệu gây nguy hại.

Nguyên liệu sản xuất vũ khí sinh học.

- Sản phẩm tác động đến tâm thần.

- Sản phẩm nguyên tử.

- Quặng uranium.

Địa chỉ website một số cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu

Một số hàng hoá khi nhập khẩu vào Latvia cần phải xin phép. Một số cơ quan có thẩm quyền cấp phép đối với các mặt hàng cụ thể:

Bộ Kinh tế là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các sản phẩm sắt, thép, và nhôm.

Latvijas Republikas Ekonomikas ministrija (Ministry of Economics of the Republic of Latvia): http://www.em.gov.lv

Bộ Nông nghiệp là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và phân bón. 

Latvijas Republikas Zemkopības ministrija (Ministry of Agriculture of the Republic of Latvia): http://www.lad.gov.lv

Ủy ban Bảo vệ Thiên nhiên là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).

Dabas aizsardzības pārvalde (Nature Protection Board): http://www.daba.gov.lv

Trung tâm Môi trường, Địa chất, và Khí tượng là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các hoá chất nguy hiểm.

Latvijas Vides, ģeoloģijas un meteoroloģijas centrs – LVĢMC (Latvian Environment, Geology and Meteorology Centre): http://www.meteo.lv

Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các chất tẩy rửa.

Veselības ministrija (Ministry of Health): http://www.vi.gov.lv/

Bộ Bảo vệ Môi trường và Phát triển Khu vực là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các chất ô nhiễm hữu cơ.

Vides aizsardzības un reģionālās attīstības ministrija (Ministry of Environmental Protection and Regional Development): http://www.vidm.gov.lv

Cơ quan Dịch vụ Môi trường Quốc gia là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các chất thải.

Valsts vides dienests (State Environmental Service): http://www.vvd.gov.lv/

Phùng Nguyệt