|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản tài viên (Asset management officer) là ai? Quản tài viên được qui định ra sao

19:55 | 14/08/2019
Chia sẻ
Quản tài viên (tiếng Anh: Asset management officer) là cá nhân thực hiện các hành vi đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản. Quản tài viên được qui định và điều chỉnh bởi pháp luật phá sản hiện hành.
Tư-vấn-thủ-tục-chia-tách-công-ty-cổ-phần-internet

Hình minh họa (Nguồn: Phá sản)

Quản tài viên (Asset management officer)

Quản tài viên - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Asset management officer.

Theo qui định của Luật phá sản hiện hành: "Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản , thanh tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản."

Quản tài viên trong pháp luật về phá sản

Điều kiện hành nghề Quản tài viên

Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

- Luật sư;

- Kiểm toán viên;

- Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

- Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Chính phủ qui định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản nhà nước đối với Quản tài viên.

Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên trong việc quản lí và thanh lí tài sản

1. Quản tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:

- Xác minh, thu thập, quản tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;

- Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh tài sản;

- Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo qui định của pháp luật;

- Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo qui định của pháp luật;

- Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;

- Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;

- Tổ chức việc định giá, thanh tài sản theo qui định; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh tài sản;

- Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

2. Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.

Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

3. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:

- Thu thập tài liệu, chứng cứ;

- Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;

- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử về hình sự theo qui định của pháp luật.

4. Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo qui định của pháp luật.

5. Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. (Theo Luật phá sản năm 2014)

Khai Hoan Chu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.