|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight line method) là gì?

14:05 | 10/09/2019
Chia sẻ
Phương pháp khấu hao đường thẳng (tiếng Anh: Straight line method) là phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian khấu hao của tài sản cố định.
Kiểm toán báo cáo tài chính F (1)

Hình minh họa

Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight line method)

Định nghĩa

Phương pháp khấu hao đường thẳng trong tiếng Anh là Straight line methodPhương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian khấu hao của tài sản cố định (TSCĐ).

Nội dung của phương pháp khấu hao đường thẳng

- Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổ biến để tính khấu hao các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp.

- Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định.

Công thức xác định như sau:

MKH = NGKH/T (1)

TKH = MKH/NGKH = 1/T x 100% (2)

Trong đó

MKH: mức khẩu hao hàng năm

TKH: Tỉ lệ khấu hao hàng năm

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao

T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)

Ví dụ

Một TSCĐ có nguyên giá 100 triệu đồng, dự kiến sử dụng trong 5 năm. Mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao hàng năm tính theo phương pháp bình quân như sau:

MKH = NGKH/ T = 100/5 = 20 (triệu đồng)

TKH = MKH/NGKH = 20/100 x 100% = 20%

Chú ý: Nếu doanh nghiệp tính khấu hao theo tháng thì lấy mức khấu hao hàng năm hoặc tỉ lệ khấu hao hàng năm chia cho 12 tháng để xác định mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao theo từng tháng.

Ý nghĩa

- Việc tính khẩu khao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp dự kiến tổng mức khấu hao TSCĐ trong công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

Ưu điểm

- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là tính toán đơn giản.

- Chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nên không gây đột biến về giá thành, cho phép doanh nghiệp dự kiến trước được thời hạn thu hồi vốn đầu tư vào các loại TSCĐ.

Hạn chế

- Phương pháp này không thật sự phù hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ, không đều đặn giữa các thời kì trong năm; do số vốn được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)

Minh Lan