[Phần 2] Những ngân hàng trung ương Châu Á trong cuộc chiến bảo vệ lập trường
Thế ngàn cân treo sợi tóc của những ngân hàng trung ương châu Á [Phần 1] |
Tăng lãi suất của ngân hàng trung ương Hàn Quốc có thể đẩy nhanh tiến trình suy thoái kinh tế
Tại Seoul, thông cáo tăng lãi suất đầu tiên trong năm qua của Ngân hàng Hàn Quốc đang thu hút rất nhiều chỉ trích rằng những bước đi của cơ quan này không đồng bộ với nền kinh tế suy yếu của Hàn Quốc hiện tại.
Động thái của ngân hàng này vào ngày 30/11 vừa qua, theo các nhà kinh tế như Lee Sang-Jae của Công ty Đầu tư & Chứng khoán Eugene, tăng lãi suất thực sự có thể đẩy nhanh tiến trình suy thoái kinh tế.
Đến thời điểm hiện tại, nội các của Tổng thống Moon Jae-in vẫn chưa có động thái nào. Nhưng với điều kiện thị trường việc làm suy yếu nhất trong 9 năm qua, chính quyền thân thiện với lao động của ông Moon chắc chắn sẽ gia tăng áp lực lên thống đốc Lee Ju-yeol để nới lỏng những chính sách kinh tế.
Vào tháng 9 năm nay, Phó Thống đốc cấp cao Yoon Myun-shik đã có một tuyên bố bất thường rằng các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ được tiến hành theo kiểu "trung lập và độc lập".
Bầu cử, cán cân thanh toán thâm hụt tại Indonesia
Trong lúc đó, căng thẳng đang ngày càng nóng lên đối với Ngân hàng Indonesia và Ngân hàng Thái Lan khi thời gian bầu cử sắp đến.
Vào ngày 15/11, các quan chức tại Jakarta đã gây ngạc nhiên cho các thị trường với việc thắt chặt một phần tư điểm lãi suất, đang lần thắt chặt thứ sáu trong năm nay. 175 điểm cơ bản đáng giá của chính sách thắt lưng buộc bụng trên đã đưa tỷ lệ điểm chuẩn về mức 6%.
Tuy nhiên, chính sách này cũng có thể khiến Ngân hàng Indonesia gặp nguy hiểm trong bối cảnh tranh cử sắp tới vào tháng 4 năm sau, nơi Tổng thống Joko Widodo sẽ tìm mọi cách để tái cử.
Cán cân thanh toán vãng lại tại Jakarta đang khiến đồng Rupiah giảm 7% giá trị so với đồng USD trong năm nay. Những thâm hụt tài khoản thanh toán vãng lai đã tăng đến mức 3,37% tổng sản phẩm quốc nội trong quý III/2018, so với 3,02% ở quý II. Những biến động thị trường đã khiến nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giảm 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9.
Chính phủ của ông Widodo đến lúc này vẫn đang chấp nhận việc gia tăng lãi suất. Tuy nhiên, những đòn trừng phạt của các chính trị gia sẽ dần xuất hiện khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và cuộc bầu cử đang gần kề.
Một trong những điểm kém thu hút cử tri chính là việc chính phủ của ông Widodo đã thất bại trong việc đem lại 7% tăng trưởng GDP như lời hứa ở chiến dịch tranh cử năm 2014. Hiện tại, ngân hàng trung ương Indonesia dự kiến mức tăng trưởng năm nay chỉ ở mức 5,1%.
Những bài hùng biện dân tộc từ tướng Mitchowo Subianto, đối thủ của ông Widodo, có thể càng làm vấn đề tăng trưởng FDI giảm của Jakarta thêm trầm trọng hơn.
Thật khó để nghĩ rằng những thúc đẩy phát triển của ông Widodo đối với "nền kinh tế nhân dân" của Indonesia kết hợp với các chính sách xã hội chủ nghĩa - trợ cấp và điều chỉnh thuế - có thể phá vỡ sự tự chủ của Ngân hàng Indonesia.
Ngân hàng TW Thái lan có thể trở thành một điểm tranh luận bầu cử
Trong khi đó, Bangkok đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử lớn đã được chờ đợi rất lâu vào tháng 2/2019, đây cũng là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi chính quyền quân đội nắm quyền lực vào năm 2014. Tuy nhiên, hôm 19/12, Ngân hàng Thái Lan đã đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ đầu tiên kể từ năm 2011.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2011 |
Vấn đề của Thái Lan không phải là lạm phát – chỉ số lạm phát của quốc gia này đang duy trì tốt ở mức dưới 2%. Thái Lan cũng có mức thặng dư thanh toán tài khoản vãng lai ở mức ổn định. Nhưng việc tăng lãi suất của chỉ số Fed đang buộc các nền kinh tế mới nổi như Thái Lan phải thu hẹp khoảng cách lợi suất.
Ở mức 1,5%, tỷ lệ điểm chuẩn của Ngân hàng Thái Lan cần phải tăng trưởng sớm. Tuy nhiên, khi tình hình chính trị nóng lên, ngân hàng trung ương có thể trở thành một điểm tranh luận bầu cử và gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế.
Ngân hàng TW Nhật Bản trước áp lực chính sách tiền tệ
Liệu tình hình ảm đạm của các ngân hàng trung ương có thể lan rộng đến Nhật Bản? Khả năng này ngày càng tăng cao khi cuộc chiến thương mại của Trump ngày càng leo thang.
Hiện tại, Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Tokyo, đang có dấu hiệu đuối sức. Qua đó, đánh dấu bước thay đổi lớn trong xuất khẩu, hoạt động sản xuất và đầu tư tài sản cố định với mức tăng trưởng dưới 6% tại Đại Lục vào năm tới.
Những hi vọng cho một cú phục hồi mạnh mẽ trong tăng trưởng của Nhật Bản sau khi giảm 2,5% giữa tháng 7 và tháng 9 ngày càng giảm. Trong khi đà sụt giảm hằng năm xảy ra vừa qua một phần là do bão và động đất thì các chính sách thuế quan đang khiến niềm tin kinh doanh ngày càng xấu đi.
Qua đó để khiến chu kỳ lương và lạm phát gia tăng đáng kể theo viễn cảnh mà chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã hình dung 6 năm về trước.
Khi năm 2019 đang cận kề, nội các chính phủ của ông Abe đang xôn xao thảo luận về những nỗ lực kích thích mới.
Những động thái mới này có thể khiến Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda trở lại dưới áp lực phải gia tăng phát triển các chính sách tiền tệ. Đặc biệt nếu tổng thống Trump hiện thực hóa chủ nghĩa dân túy của mình bằng các chính sách thuế đối với ô tô và phụ tùng ô tô Nhật Bản hoặc có những bước đi mới nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của đồng USD.
Các chính phủ hiện tại phải cẩn trọng trong từng bước đi. Một bước đi sai lầm có thể tăng thêm khó khăn và nguy cơ tiềm tàng cho thị trường đang bất ổn. Nhưng ẩn sau bức tranh ảm đạm đó là một nguy cơ lớn hơn cần được xem xét cẩn trọng.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản |
Các ngân hàng trung ương của Châu Á đều có xu hướng trở thành những tổ chức đáng tin cậy nhất trong các nền kinh tế của khu vực - những lá cờ đi đầu trong việc bảo vệ tiền tệ và các chính sách nợ.
Càng ít uy tín, nhà đầu tư sẽ càng ít niềm tin khi triển khai vốn đầu tư, và những nhà đầu tư theo chủ nghĩa dân túy lại tiềm ẩn nguy cơ đặt lợi ích ngắn hạn lên trên sự ổn định lâu dài.
Các ngân hàng trung ương châu Á sẽ chiến đấu đến cùng để giữ vững lập trường và bảo vệ nền tự chủ tài chính được nhiều bên khao khát của họ.
Nhưng 2019 sẽ là năm thách thức với chủ nghĩa "hãy tin tưởng vào chúng tôi" trong thập kỷ trước của những ngân hàng này, khi phải đối diện với những cuộc tấn công mới theo chiều hướng lợi ích cho các lãnh đạo chính trị gia.
Và kết quả sau cuộc chiến sẽ khiến các nền kinh tế ngày càng sôi động hơn.
Xem thêm |