|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thế ngàn cân treo sợi tóc của những ngân hàng trung ương châu Á [Phần 1]

10:59 | 22/12/2018
Chia sẻ
Những tháng vừa qua đã chứng kiến một loạt các cuộc công kích và can thiệp tài chính vào những ngân hàng trung ương thích thao túng chính sách tiền tệ từ trong bóng tối.
 

Vừa qua, Tổng thống Mỹ - Donald Trump đã phải thốt lên rằng Cục Dữ Trữ Liên Bang của quốc gia này đã “vượt quá tầm kiểm soát”. Trong cùng thời điểm, Ngân Hàng Trung ương Anh cũng đã nhận được những cảnh báo rủi ro lớn tiềm tàng về Brexit.

Bên cạnh đó, những nhà lãnh đạo từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nam Phi đang có những động thái ra sức chèn ép các quan chức tài chính để cắt giảm lãi suất. Nhưng những nỗ lực cạn thiệp tài chính lớn nhất vẫn đang tiếp tục diễn ra tại Châu Á.

Tại Ấn Độ, Ngân Hàng Dữ Trữ Trung Ương (RBI) của quốc gia này đã sa thải quyền thống đốc thứ hai trong vòng hai năm. Những nguồn tin chính thức cho biết, ông Urijit Patel đã từ chức vào ngày 10/12 vừa qua bởi những bất đồng trong chính sách trả cổ tức cho Bộ Tài Chính cũng như cắt giảm và xóa bỏ các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa đến từ những áp lực và công kích đến từ những chính trị gia về mức lãi suất hiện tại mà theo họ là đang quá cao.

Người tiền nhiệm của Patel, ông Raghuram Rajan cũng đã chịu chung số phận trên vào tháng 9/2016. Người kế nhiệm Patel, Shaktikanta Das sẽ tiếp tục đương đầu với những áp lực cực lớn khi phải cân bằng mức lạm phát đang tăng cao giữa những tuyên bố an dân từ Thủ Tướng Narendra Modi.

Ấn Độ chính là ví dụ điển hình nhất về làn sóng chuyển dịch mới khi chính phủ dần dà tiếp nhận lại quyền lực được nhượng lại từ những nhà kinh tế không được dân cử.

Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương thường đi đầu trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, dập tắt những hoảng loạn của thị trường và đảm bảo kinh tế ổn định. Hay như nhà kinh tế Paola Subacchi của Chatham House đã nhận định “đó là một thời kỳ năng động với các chính sách tiền tệ thay đổi không ngừng nghỉ".

Làn sóng dân túy càn quét nhiều nơi trên thế giới đã chứng kiến các lãnh đạo chính phủ được bầu chọn để tiếp nhận lại các chính sách và nền kinh tế - và đặt các ngân hàng trung ương vào thế phòng thủ.

Những tác động gây ảnh hưởng lớn tại các quốc gia châu Á đang phát triển, nơi các ngân hàng trung ương thường yếu hơn các quốc gia phát triển và còn đang gặp nhiều trở ngại, thách thức trong việc quản lý dòng vốn ở các nền kinh tế mở đặc biệt gay gắt.

Chẳng hạn, nội các của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gần như không khoan nhượng đối với việc tăng lãi suất. Chưa hết, năm động thái thắt chặt kinh tế mới trong năm nay từ ngân hàng trung ương cũng không thể kiềm chế được lạm phát bởi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng "Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng" của ông Durterte ngày càng thiếu bền vững và đầy mạo hiểm.

Ngân hàng Phát triển châu Á cảnh báo lạm phát sẽ kết thúc năm 2018 ở mức cao nhất trong 10 năm vừa qua ở mức 5,3%. Điều này báo hiệu Mabila có thể chứng kiến một cú sốc kinh tế lớn trong năm tới.

Philippines đang phải trả giá bởi sự thờ ơ của ngân hàng trung ương vào cuối năm 2017. Kể từ đó, thống đốc Nestor Espenilla đã làm việc điên cuồng để đưa kinh tế nước vượt lên trên đường cong lạm phát. Nhiệm vụ đó rất phức tạp khi đồng Peso giảm 6% giá trị trong năm nay và chưa kể đến việc ông Duterte lại đưa thêm những chính sách kích thích tài khóa mới vào một nền kinh tế đang tăng trưởng với tỷ lệ 6,4% như Trung Quốc, qua đó càng khiến tình hình căng thẳng kinh tế tại Philippines ngày càng sôi sục hơn.

Đón đọc [Phần 2] Diễn biến tình hình ảm đảm của những ngân hàng trung ương châu Á

Xem thêm

Cẩm Tiên