Triển vọng tăng lãi suất ở các ngân hàng trung ương tại châu Á
Fed tăng lãi suất, Việt Nam bị tác động tới mức nào? |
Đồng tiền giấy 100 USD Mỹ (trước) và đồng 100 nhân dân tệ (phía sau) tại một ngân hàng ở Hoài Bắc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/ TTXVN) |
Tăng trưởng kinh tế yếu ớt và sức ép về giá gần như không tồn tại ở châu Á là những nguyên nhân khiến các ngân hàng trung ương trong khu vực này có ít lý do để thắt chặt chính sách trong năm tới, đặc biệt khi nhịp độ tăng lãi suất tại Mỹ chậm lại.
Triển vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là một nhân tố chủ lực chi phối các đồng tiền tại các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Khả năng Mỹ bớt mạnh tay trong việc tăng lãi suất trong năm tới nhìn chung làm giảm sức ép bán ngoại tệ tại các nền kinh tế như Indonesia, Philippines và Ấn Độ.
Tại cuộc họp chính sách cuối cùng của năm nay vào ngày 20/12, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) nhất trí giữ lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và lãi suất dài hạn ở gần mức 0%. Các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế Đài Loan và Indonesia được cho là sẽ đưa ra quyết định tương tự trong các cuộc họp sắp tới.
Khoảng lặng dài trong hoạt động thắt chặt chính sách của ngân hàng trung ương châu Á có thể tạo điều kiện cho nhiều dòng chảy vào trái phiếu của châu Á và làm lợi cho các bên đi vay có quy mô nhỏ hơn với lãi suất thấp trên khắp khu vực Nam và Đông Nam Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng kinh tế của châu Á giảm từ mức 5,6% trong năm 2018 xuống 5,4% trong năm 2019. Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương Changyong Rhee ngày 18/12 cảnh báo về khả năng tiếp tục hạ triển vọng này trong cuộc họp của IMF vào tháng 1/2019.
Các nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể mất trọn 1 điểm phần trăm trong năm tới nếu nước này và Mỹ kết thúc giai đoạn “ngừng bắn” trong cuộc chiến thương mại và các bên tung ra các mức thuế cao hơn trong năm 2019.
Phần còn lại của châu Á có thể rơi vào tình huống tương tự, giữa bối cảnh khu vực này dựa dẫm nhiều vào Trung Quốc về thương mại và đầu tư.
Xem thêm |