|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nợ chính quyền địa phương (Local Government Debt) là gì?

10:37 | 04/12/2019
Chia sẻ
Nợ chính quyền địa phương (tiếng Anh: Local Government Debt) là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.
aseankorea

Nợ chính quyền địa phương (Local Government Debt) (Nguồn: China.org)

Nợ chính quyền địa phương (Local Government Debt)

Nợ chính quyền địa phương - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Local Government Debt.

Luật Quản lí nợ công năm 2017 qui định như sau: "Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay."

Quản lí nợ chính quyền địa phương

Hình thức vay của chính quyền địa phương

a) Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước theo qui định;

b) Vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ theo qui định;

c) Vay trực tiếp từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước; vay ngân quĩ nhà nước; vay từ quĩ dự trữ tài chính theo qui định.

Nguyên tắc quản nợ của chính quyền địa phương

1. Chính quyền địa phương cấp tỉnh được phép vay để bù đắp bội chi ngân sách cấp tỉnh và vay để trả nợ gốc các khoản vay của chính quyền địa phương.

2. Việc vay của chính quyền địa phương cấp tỉnh phải bảo đảm theo qui định của pháp luật và các nguyên tắc sau:

a) Kế hoạch vay 05 năm, chương trình quản nợ 03 năm và kế hoạch vay hàng năm tối đa trong phạm vi trần do cấp có thẩm quyền thông báo (nếu có) và trong hạn mức dư nợ vay theo qui định;

b) Thực hiện vay hằng năm tối đa trong phạm vi tổng mức vay đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho từng địa phương;

c) Vay bù đắp bội chi của ngân sách địa phương chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển để thực hiện chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

d) Các khoản vay chỉ thực hiện và hạch toán bằng Đồng Việt Nam, trừ các khoản vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ qui định;

đ) Chính quyền địa phương không được trực tiếp vay nước ngoài.

2. Chính quyền địa phương không được bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân để vay vốn hoặc phát hành trái phiếu trong và ngoài nước.

3. Phải ưu tiên bố trí ngân sách địa phương hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo qui định của pháp luật để trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo qui định.

4. Nợ chính quyền địa phương phải được hạch toán, kế toán, bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch trong quản nợ và gắn với trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan trong việc quản nợ chính quyền địa phương. (Theo Nghị định Số: 93/2018/NĐ-CP)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Huy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.