Nhìn lại 3/4 chặng đường 2018 của 'trụ đỡ' VN30: Ngân hàng giữ phong độ, ngành thực phẩm ảm đạm
Nhận định chứng khoán phái sinh ngày 8/11: Đà tăng VN30-Index chững lại khi chạm vùng 904,8 - 905,5 điểm |
Doanh thu quý III: 7/30 doanh nghiệp sụt giảm
Theo thống kê, có 7/30 doanh nghiệp nhóm VN30 có doanh thu thuần giảm trong quý III/2018 gồm CTCP Tập đoàn Masan (mã: MSN), CTCP Dược Hậu Giang (mã: DHG), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (mã: DPM), CTCP Tập đoàn Kido (mã: KDC), CTCP Xây dựng FLC Faros (mã: ROS), CTCP Gemadept (mã: GMD), CTCP FPT (Mã: FPT). Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu thuần bình quân nhóm VN30 đạt 19,83%.
Đáng chú ý, doanh thu thuần của FPT giảm mạnh nhất trong nhóm VN30 với tỉ lệ giảm 42,37% so với cùng kì xuống còn 6.036 tỉ đồng trong quý III/2018. Nguyên nhân là doanh thu bán hàng hóa của FPT trong quý III giảm mạnh so với cùng kì.
Diễn biến trái chiều, CTCP Vincom Retail (mã: VRE) và Tập đoàn Vingroup - CTCP (mã: VIC) là hai công ty có tỷ lệ tăng doanh thu cao nhất trong nhóm, lần lượt là 138,9% và 105,5%.
Doanh thu thuần của doanh nghiệp nhóm VN30 trong quý III. Đối với các ngân hàng, số liệu được tổng hợp là khoản thu nhập lãi thuần trên BCTC. Nguồn: PQ tổng hợp. |
Về giá trị, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã: PLX) đứng đầu về doanh thu thuần hợp nhất trong nhóm VN30 với 46.175 tỉ đồng, tăng 20,58% so với cùng kì năm ngoái. Xếp sau đó,Tập đoàn Vingroup ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 23.456, tăng 6,75%.
Trong khi đó, Xây dựng FLC Faros có giá trị doanh thu thuần thấp nhất nhóm VN30 với 419 tỉ đồng, giảm 14,2% so với cùng kì năm trước. Theo giải trình của công ty doanh thu giảm là do công ty đã triển khai thực hiện các dự án do công ty làm chủ đầu tư nhưng chưa đến thời điểm ghi nhận doanh thu theo quy định của chuẩn mực và luật kế toán nên tổng doanh thu quý III/2018 giảm so với quý III/2017.
Thống kê cổ phiếu ngân hàng trong nhóm VN30, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank, mã: VCB) có tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu thuần (thu nhập lãi thuần) quý III cao nhất với 41,6%, lên 7.432 tỉ đồng trong quý III. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) tăng trưởng doanh thu thuần thấp nhất với tỉ lệ 11,9%, đạt 6.002 tỉ đồng trong quý III/2018.
Doanh thu 9 tháng: Petrolimex là ‘quán quân’
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, theo thống kê, tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần bình quân của 30 công ty đạt 21%. Trong đó, CTCP Đường Thành Thành Công – Biên Hòa (Mã: SBT) có giá trị doanh thu thuần bình quân trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng với tỷ lệ cao nhất đạt 88,43%, lên 7.508 tỉ đồng. CTCP Đầu tư Hạ Tần Kỹ thuật TP HCM (mã: CII) có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần trong 9 tháng xếp thứ hai với 56,1%.
Gemadept và FPT là hai doanh nghiệp có doanh thu thuần giảm mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm 2018 với tỉ lệ giảm 30,4% và 46,2% so với cùng kì năm 2017, xuống còn 1.998 tỉ đồng và 16.261 tỉ đồng. Năm 2018, Gemadept xây dựng chỉ tiêu doanh thu 2.405 tỉ đồng, như vậy, công ty thực hiện được 83,1% sau 9 tháng kinh doanh. Bên cạnh đó, FPT thực hiện được 74,3% chỉ tiêu doanh thu trong ba quý đầu năm.
Doanh thu thuần của doanh nghiệp nhóm VN30 trong quý 9 tháng đầu năm 2018. Đối với các ngân hàng, số liệu được tổng hợp là khoản thu nhập lãi thuần trên BCTC. Nguồn: PQ tổng hợp |
Giống như quý III, Petrolimex và Vingroup tiếp tục là hai doanh nghiệp có giá trị doanh thu thuần 9 tháng lớn nhất trong nhóm VN30, lần lượt là 142.843 tỉ đồng và 84.148 tỉ đồng, tăng 27,1% và 47,2%.
Kết quả doanh thu của ngân hàng nhóm VN30 trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã: STB) dẫn đầu về tỉ lệ tăng trưởng với 47%, đạt 5.524 tỉ đồng. Trong khi đó, tỉ lệ tăng trưởng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, mã: CTG) là thấp nhất trong nhóm với 10,2%, đạt 21.948 tỉ đồng.
Lãi ròng quý III: 14/30 doanh nghiệp suy giảm, ngành thực phẩm ảm đạm
Kết quả thống kê lợi nhuận sau thuế của nhóm VN30 cho thấy có 14/30 doanh nghiệp ghi nhận lãi ròng quý III giảm so với cùng kì năm ngoái. Ba doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng lãi ròng cao nhất trong nhóm VN30 là Chứng khoán SSI (74,6%), Vietjet (74,2%), PVGas (66,3%).
LNST của doanh nghiệp nhóm VN30 trong quý III. Nguồn: PQ tổng hợp |
Đáng chú ý, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã: HSG) ghi nhận lỗ gần 102 tỉ đồng trong quý IV (niên độ tài chính từ 1/10/2017 đến 30/9/2018), trong khi cùng kì lãi 203 tỉ đồng. Nguyên nhân là giá vốn hàng bán tăng 35% kéo lợi nhuận gộp giảm 36% còn 723,8 tỉ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính 134 tỉ đồng, gấp 31 lần cùng kì. Chi phí tài chính 351 tỉ đồng, gấp 2 lần cùng kì trong đó chi phí lãi vay 234,6 tỉ đồng, tăng 54%.
Trong một diễn biến khác, CII ghi nhận lãi ròng 57 tỉ đồng trong quý III năm nay, trong khi cùng kì lỗ 38 tỉ đồng. Nguyên nhân là một số công trình, dự án đầu tư đã hoàn thành được ghi nhận doanh thu trong kỳ.
Một số doanh nghiệp khác có lợi nhuận sau thuế giảm mạnh trong quý III như Xây dựng FLC Faros (-75,7%), Mía đường Thành Thành Công – Biên Hòa (-58,5%), Tập đoàn Kido (-58,2%)…
Những ngân hàng thuộc nhóm VN30 có MBB, Vietcombank, Sacombank có lãi ròng tăng trưởng so với cùng kì năm ngoái, theo tỷ lệ lần lượt là 47,4%, 36,8% và 8,9%. Trong khi, VietinBank và VPBank báo lãi ròng giảm hơn 4% và 26,1%.
Tất cả doanh nghiệp ngành thực phẩm trong nhóm VN30 báo cáo kết quả kinh doanh với lợi nhuận sụt giảm trong quý III năm nay như Tập đoàn Masan (-3,2%), Vinamilk (-5,1%), Sabeco (-10,2%), Kido (-58,2%), Đường Thành Thành Công – Biên Hòa (-58,5%).
Về giá trị, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas, mã: GAS) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB) là hai công ty ghi nhận lãi ròng lớn nhất trong nhóm VN30, lần lượt là 3.266 tỉ đồng và 2.938 tỉ đồng.
Lãi ròng 9 tháng: 30% số doanh nghiệp báo lãi giảm, tỉ lệ tăng trưởng LNST bình quân gần 21,7%
Theo thống kê, lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, 30% doanh nghiệp nhóm VN30 ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với cùng kì năm 2017. Tỉ lệ tăng trưởng lãi ròng bình quân của danh mục công ty VN30 đạt 21,7%.
LNST của doanh nghiệp nhóm VN30 trong quý 9 tháng đầu năm 2018. Nguồn: PQ tổng hợp |
Các doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế giảm trên 10% trong ba quý đầu năm nay gồm Tập đoàn Hoa Sen (91,4%), CII (88,4%), Tập đoàn Kido (-83,21%), Xây dựng FLC Faros (-55,4%), Đạm Phú Mỹ (-39,23%).
Với kết quả kinh doanh kém khởi sắc, các doanh nghiệp trên mới chỉ mới thực hiện được một tỉ lệ nhỏ chỉ tiêu lợi nhuận của năm 2018. Điển hình, năm 2018, Tập đoàn Hoa Sen đặt chỉ tiêu lãi sau thuế 1.650 tỉ đồng, như vậy, doanh nghiệp này thực hiện được vỏn vẹn 4,7% chỉ tiêu LNST sau 9 tháng kinh doanh đầu năm nay. Tương tự, CII đặt chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 1.210 tỉ đồng, công ty mới chỉ thực hiện được 15% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Diễn biến trái chiều, một số doanh nghiệp lại có kết quả kinh doanh ấn lượng với LNST tăng trưởng mạnh so với cùng kì như Gemadept (359,6%), Tập đoàn Masan (195,7%). Mức lãi “khủng” của hai doanh nghiệp chủ yếu đến từ khoản hạch toán thoái vốn tại công ty con.
Cụ thể, trong quý 1 năm nay, Gemadept bán 51% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Tiếp vận Gemadept (vận hành mảng logistics). Bên cạnh đó, công ty cũng thoái vốn khỏi mảng vận tải khi bán 49% cổ phần tại Gemadept Shipping. Như vậy, Gemadept thực hiện được 94% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm nay.
Trường hợp của Tập đoàn Masan, doanh nghiệp này ghi nhận LNST tăng đột biến đến từ việc thoái vốn tại công ty liên kết. Đầu năm nay, Tập đoàn Masan thoái một phần vốn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) và giảm tỉ lệ sở hữu từ 31% còn 20%.
Trong danh mục VN30, nhóm cổ phiếu ngân hàng và bộ đôi Vingroup – Vincom Retail ghi nhận kết quả tích cực với LNST đều tăng trưởng trong tháng đầu năm nay.
Về giá trị, Vietcombank và PVGas là hai đơn vị có mức lãi ròng 9 tháng đầu năm 2018 với giá trị lần lượt đạt giá trị 9.378 tỉ đồng và 9.082 tỉ đồng. Trong khi đó, Tập đoàn Hoa Sen và Kido có LNST 9 tháng thấp nhất trong nhóm VN30 với 77 tỉ đồng và 88 tỉ đồng.
VN30-Index là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên HOSE có giá trị vốn hoá và thanh khoản hàng đầu. Các mã trong VN30 thường là các mã trụ cột, có sức ảnh hưởng lớn đến VN-Index. Chỉ số VN30 được tính dựa trên 3 tiêu chí: giá trị vốn hóa, tỷ lệ free-float và giá trị giao dịch. |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/