Nhìn từ góc độ chiến lược, chuyên gia Lê Hoài Ân cho rằng phần lớn các ngân hàng đã hoàn thành định hướng được đưa ra vào đầu năm. Trong đó, nhóm chuyên cho vay doanh nghiệp như Techcombank, HDBank, LPBank,... đang có kết quả tốt hơn.
Chính phủ đề xuất bổ sung khoảng 20.700 tỷ đồng vốn điều lệ cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Nhiều ngân hàng đã chính thức công bố thời gian và địa điểm tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, trong đó có ngân hàng điều chỉnh lịch đại hội lùi lại so với dự kiến.
Kết phiên 28/2, cổ phiếu VCB của Vietcombank tăng hết biên độ và thiết lập đỉnh lịch sử mới 97.400 đồng/cp, đưa mức vốn hóa của ngân hàng này lên hơn 22 tỷ USD.
9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt gần 30.000 tỷ, tăng 18,5%, thực hiện được gần 69% kế hoạch lợi nhuận tối thiểu của năm 2023. Tuy nhiên, số dư nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh lên hơn 14.000 tỷ.
Tổng thu nhập hoạt động của VCB tăng hơn 9%, trong khi đó, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro được cải thiện đã thúc đẩy lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đi lên tới 25%, đạt gần 9.300 tỷ đồng trong quý II/2023.
Lợi nhuận trước thuế năm 2023 của Vietcombank được dự báo ở mức 43.373 tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với năm trước với động lực tăng trưởng chính đến từ mức dự phòng cao.
Đại hội đồng cổ đông bất thường Vietcombank đã thông qua nghị quyết bầu ông Nguyễn Thanh Tùng làm thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc ngân hàng. Đại hội cũng thông qua phương án tăng vốn điều lệ bằng phát hành thêm 2,7 tỷ cổ phiếu.
Nếu việc tăng vốn được chấp thuận, Vietcombank sẽ phát hành hơn 2,7 tỷ cổ phiếu và tăng vốn điều lệ lên 75.000 tỷ đồng, trở thành quán quân vốn điều lệ ngân hàng. Dự kiến kế hoạch sẽ được thực hiện trong năm 2023, 2024.
Theo Yuanta, việc chuyển dần mô hình tập trung nhiều hơn cho vay bán lẻ cùng lợi thế về chi phí vốn sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận cho ngân hàng trong năm 2023.