|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

VCB lập đỉnh lịch sử, vốn hóa Vietcombank cán mốc 22 tỷ USD

17:30 | 28/02/2024
Chia sẻ
Kết phiên 28/2, cổ phiếu VCB của Vietcombank tăng hết biên độ và thiết lập đỉnh lịch sử mới 97.400 đồng/cp, đưa mức vốn hóa của ngân hàng này lên hơn 22 tỷ USD.

Sau khoảng một tháng lình xình, cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ghi nhận ba phiên tăng giá liên tiếp (26/2 – 28/2). Trong đó, kết phiên 28/2, VCB tăng hết biên độ lên 97.400 đồng/cp, mức giá đỉnh lịch sử của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết trên HOSE.

Cùng chiều giá tăng, thanh khoản khớp lệnh VCB đạt hơn 4,2 triệu đơn vị trong phiên tăng trần, gấp 3,5 lần trung bình 10 phiên trước đó.

Diễn biến giá cổ phiếu VCB từ đầu năm đến nay. (Nguồn: VNDirect).

Sau phiên tăng trần, vốn hóa Vietcombank tăng thêm 35.211 tỷ lên hơn 544.377 tỷ đồng (tương đương hơn 22,1 tỷ USD), gấp 1,7 lần vốn hóa của VinFast. Hiện Vietcombank vẫn là doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, tiếp tục doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam có vốn hóa lớn hơn Vinfast.

Diễn biến gần tương tự, sau giai đoạn giảm xuống vùng giá đáy của năm 2024, cổ phiếu VFS của VinFast trên Nasdaq tăng trở lại trong hai phiên liên tiếp vừa qua. Trong đó, kết phiên giao dịch ngày 27/2 giờ Mỹ, VFS tăng 7,72% lên 5,58 USD/cp (khoảng 137.500 đồng/cp). Theo đó, giá trị vốn hoá trên thị trường của VinFast đạt hơn 13 tỷ USD.

Trở lại với Vietcombank, mới đây HĐQT công ty đã phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận năm 2022. Theo đó, với lợi nhuận phân phối của năm 2023 là 29.390 tỷ đồng và sau khi trừ đi những khoản trích lập, lợi nhuận còn lại của năm 2022 là 21.680 tỷ đồng. Vietcombank dự kiến sẽ dùng toàn bộ khoản lợi nhuận này để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Phương án này sẽ cần được trình lên Ngân hàng Nhà nước để xin ý kiến. 

Diệu Nhi

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.