|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cổ phiếu dược có đang bị lãng quên?

11:29 | 22/11/2018
Chia sẻ
Dược Hậu Giang, Pymepharco hay Traphaco … đều là những tên tuổi lớn trong ngành dược phẩm. Tuy nhiên, việc cổ phiếu của doanh nghiệp có đủ hấp dẫn hay không lại không phụ thuộc hoàn toàn vào điều này.
co phieu duoc co dang bi lang quen Ngày 16/11, Pymepharco chính thức nới room ngoại lên 100%
co phieu duoc co dang bi lang quen Imexpharm đã chi hơn 350 tỉ đồng cho nhà máy sản xuất dược công nghệ cao

Kết quả kinh doanh chưa thực sự khởi sắc

Kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm của các doanh nghiệp cho thấy, Tổng công ty Dược Việt Nam (Mã: DVN) dẫn đầu doanh thu thuần. Tính riêng quý III, doanh thu tài chính cao gấp 6 lần cùng kì, ghi nhận 58,8 tỉ đồng do nhận cổ tức từ công ty liên kết, chủ yếu là CTCP Dược phẩm Sanofi-Synthelabo (48 tỉ đồng).

co phieu duoc co dang bi lang quen
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của các DN

Trong khi đó, Dược Hậu Giang ghi nhận lợi nhuận sau thuế cao nhất. Theo kết quả kinh doanh hợp nhất quý III, Dược Hậu Giang đạt doanh thu thuần đạt 828 tỉ đồng, giảm 8% so với cùng kì. Theo công ty, doanh thu hàng DHG sản xuất tăng 6,3% (đạt 738 tỉ đồng); doanh thu khác giảm 56,7% do ngừng kinh doanh hàng MSD (từ tháng 4/2018), Eugica (từ tháng 6/2018) và kinh doanh nguyên liệu (tháng 7/2018) để thực hiện nới room. Dược Hậu Giang ghi nhận lợi nhuận sau thuế công ty đạt hơn 138,8 tỉ đồng, tăng nhẹ so với quý III/2017.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần giảm nhẹ còn 2.669 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế hơn 448 tỉ đồng, giảm 10% so với cùng kì.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo doanh thu thuần cả năm của Dược Hậu Giang đạt 4.065 tỷ đồng, tương đương với năm 2017. Lợi nhuận ròng 705 tỷ đồng, tăng 10% nhờ đẩy mạnh các chương trình marketing, quảng cáo.

Kế hoạch xuất khẩu sang các nước lân cận như Lào, Myanmar và Campuchia khi thị trường trong nước đang có sự cạnh tranh gay gắt giúp công ty mở rộng quy mô doanh thu từ năm 2019. Ngoài ra, BVSC kỳ vọng Tập đoàn Dược phẩm Taisho sẽ tiếp tục nâng sở hữu đối với Dược Hậu Giang và điều này sẽ tác động tích cực hơn cho giá cổ phiếu trong tương lai.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, CTCP Pymepharco (Mã: PME) đạt 1.231 tỉ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế hơn 228 tỉ đồng, tăng nhẹ so với tình hình 9 tháng 2017. Nhờ lãi tiền gửi ngân hàng tăng 42%, doanh thu tài chính tăng từ 18 tỉ lên 23 tỉ đồng. Trong kì, công ty chi thêm gần 28 tỉ đồng xây dựng nhà máy Non-Betalactam EU-GMP khiến chi phí xây dựng dở dang tăng 44% so với đầu năm, ghi nhận 52 tỉ đồng.

CTCP Imexpharm (Mã: IMP) cũng thông báo đã giải ngân hơn 355 tỉ đồng đầu tư vào nhà máy sản xuất dược công nghệ cao tại khu công nghiệp VSIP Bình Dương. Cụ thể, khoảng 150 tỉ đồng xây dựng nhà máy và 205 tỉ đồng cho máy móc thiết bị. Ngoài ra, 50 tỉ đồng còn lại dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Mới đây, Imexpharm dự chi gần 11 tỉ đồng mua hơn 1 triệu cổ phiếu phát hành thêm của Agimexpharm. Bên cạnh đó, công ty cũng lên kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ 1,25 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 27,17% vốn cổ phần) tại S.Pharm cho ông Nguyễn Đắc Hải với mức giá 10.000 đồng/cp, ước thu 12,5 tỉ đồng. Đồng thời, HĐQT công ty cũng thông qua tiến độ hoạt động của nhà máy Kháng sinh Công nghệ cao Vĩnh Lộc và Công nghệ cao Bình Dương. Dự kiến, hai nhà máy này sẽ đi vào hoạt động tương ứng từ năm 2019 và 2020.

9 tháng đầu năm, Imexpharm ghi nhận doanh thu thuần hơn 818 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kì. Lợi nhuận trước thuế hơn 124 tỉ đồng, tăng trưởng 12%. So với kế hoạch đặt ra, công ty đã thực hiện được 58% và 65% mục tiêu đề ra.

Giao dịch “ảm đạm”, doanh nghiệp nâng trần room ngoại

Không sôi động như nhóm bất động sản, ngân hàng, chứng khoán hay thủy sản, hầu hết cổ phiếu của “họ” dược phẩm đều giao dịch kém tích cực. Thanh khoản trung bình 10 phiên của DHG (CTCP Dược Hậu Giang) hay DVN (Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP) cao nhất cũng chỉ loanh quanh 100.000 đơn vị/phiên. Các mã còn lại chỉ dao động từ vài trăm đến vài nghìn đơn vị/phiên. Trong khi đó, thị giá của các cổ phiếu này đều ở mức khá cao. Mức vốn hóa của Dược Hậu Giang tại ngày 20/11 đã lên tới hơn 11.000 tỉ đồng.

co phieu duoc co dang bi lang quen
Diễn biến một số cổ phiếu dược phẩm từ đầu năm. Nguồn: VNDirect

Ngoài ra, Dược Hậu Giang cũng được nhắc đến xuyên suốt gần một năm qua khi Tập đoàn Taisho của Nhật Bản liên tục mua vào cổ phiếu của công ty.

Tháng 4/2018, công ty đã dừng việc kinh doanh sản phẩm MSD, hai tháng sau dừng mặt hàng Eugica và ngừng hẳn kinh doanh nguyên liệu vào tháng 7 nhằm thực hiện việc nới tỉ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài lên 100% vốn điều lệ. Trước cơ hội này, Taisho đã chào mua công khai hơn 9 triệu cổ phiếu DHG, nâng khối lượng sở hữu trên 32,6 triệu cp, tương ứng 32% vốn điều lệ.

Tháng 10, tập đoàn tiếp tục mua vào 3 triệu cp DHG, nâng sở hữu lên 34% vốn. Ước tính từ đầu năm đến nay, Taisho đã “rót” gần 1.500 tỉ đồng cho khoản đầu tư vào Dược Hậu Giang. Tuy nhiên, ở diễn biến khác, quỹ Templeton Frontier Markets lại bán ra hơn 3 triệu cp vào cuối tháng 8, ước thu hơn 288 tỉ đồng và không còn là cổ đông lớn của Dược Hậu Giang.

Mới đây, tỉ lệ room ngoại của Pymepharco cũng tăng trần lên 100% kể từ ngày 16/11. Để thực hiện việc này, công ty đã điều chỉnh một số nội dung kinh doanh như loại bỏ ngành nghề kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất, xây dựng nhà các loại và nghiên cứu phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên.

Cổ phiếu PME chính thức được niêm yết từ ngày 8/11/2017. Hội đồng Quản trị gồm 11 thành viên, bao gồm 4 người có nước ngoài là ông Miguel Panga Fermandez, ông Mark Burgess Keatley, ông Ludwig Otto Friedrich Kloter và ông Carsten Partrick Cron.

Nhìn chung, trước tình hình thị trường chứng khoán biến động mạnh trong thời gian qua, tâm lí nhà đầu tư còn thận trọng và xu hướng trung, dài hạn chưa thực sự rõ ràng, có lẽ không chỉ riêng cổ phiếu dược phẩm mà hầu hết các nhóm ngành khác đều cần thời gian hồi phục và tăng trưởng.

Xem thêm

Anh Túc