Quý I/2022, các doanh nghiệp xi măng vẫn đối mặt với tình trạng dư cung và phụ thuộc vào xuất khẩu. Còn tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp thép đã giảm nhiệt khi không còn tồn kho giá rẻ, trong khi đó những công ty ngành nhựa vẫn âm thầm báo lãi tăng đều.
Bức tranh kinh doanh quý I của ngành dầu khí có sự phân hoá mạnh dù giá dầu tăng cao trong ba tháng đầu năm. Nếu GAS, OIL, BSR, PVS ghi nhận lãi đậm thì ngược lại PVD tiếp tục chuỗi thua lỗ, Petrolimex trượt dốc bất chấp đà tăng của giá xăng.
Doanh thu của các doanh nghiệp phân phối xe có sự tăng trưởng song lợi nhuận lại có sự phân hóa khi nhiều đơn vị báo lãi giảm trong quý đầu năm do cung không đủ cầu.
Trong 4 tháng đầu năm, tất cả các chỉ tiêu tài chính của PV GAS đều hoàn thành vượt kế hoạch từ 41% đến 87% và tăng so với cùng kỳ năm trước từ 7% đến 61%.
Trước bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như phòng chống dịch bệnh tăng cao, bức tranh kết quả kinh doanh quý vừa qua của các doanh nghiệp ngành dược tương đối khả quan khi phần lớn các doanh nghiệp đều thông báo tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận.
Mặc dù lên kế hoạch tăng trưởng mạnh cho năm 2022 sau khi được IDS Equity Holdings tiếp quản nhưng kết quả kinh doanh quý I của OCH vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Giá nguyên liệu đầu vào leo thang trong khi giá bán ra không tăng tương ứng, cộng với chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng cao đã khiến lợi nhuận quý I/2022 của Đông Hải Bến Tre giảm sút.
Trong đà hồi phục chung của thị trường, dòng tiền từ các cá nhân trong nước vẫn là điểm sáng khi tiếp tục nâng đỡ, dù vậy quy mô giải ngân đã giảm hơn một nửa còn 432 tỷ đồng. Nếu tính riêng kênh khớp lệnh thì họ mua ròng nhẹ 41,5 tỷ đồng.