|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Imexpharm đã chi hơn 350 tỉ đồng cho nhà máy sản xuất dược công nghệ cao

11:17 | 13/11/2018
Chia sẻ
Imexpharm đã dành khoảng 150 tỉ đồng xây dựng nhà máy và 205 tỉ đồng cho máy móc thiết bị thuộc dự án nhà máy sản xuất dược công nghệ cao tại khu công nghiệp VSIP Bình Dương.
imexpharm da chi hon 350 ti dong cho nha may san xuat duoc cong nghe cao Dự chi gần 11 tỉ đồng mua cổ phiếu của Agimexpharm, Imexpharm lại muốn thoái hết vốn tại S.Pharm

Ngày 12/11, Công ty Cổ phần dược phẩm Imexpharm (Mã: IMP) công bố tiến độ sử dụng vốn từ đợt phát hành cổ phần ra công chúng.

Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 26/4/2016, tổng số tiền thu được từ hai đợt phát hành hơn 405 tỉ đồng. Trong đó, 390,7 tỉ đồng cho cổ đông hiện hữu và 14,7 tỉ đồng cho cán bộ nhân viên (ESOP).

Số tiền này đã giải ngân hơn 355 tỉ đồng đầu tư vào nhà máy sản xuất dược công nghệ cao tại khu công nghiệp VSIP Bình Dương. Cụ thể khoảng 150 tỉ đồng xây dựng nhà máy và 205 tỉ đồng cho máy móc thiết bị. Ngoài ra, 50 tỉ đồng còn lại dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Mới đây, Imexpharm dự kiến chi gần 11 tỉ đồng mua hơn 1 triệu cổ phiếu phát hành thêm của Agimexpharm. Bên cạnh đó, công ty cũng lên kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ 1,25 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 27,17% vốn cổ phần) tại S.Pharm cho ông Nguyễn Đắc Hải với mức giá 10.000 đồng/cp, ước thu 12,5 tỉ đồng. Đồng thời, HĐQT công ty cũng thông qua tiến độ hoạt động của nhà máy Kháng sinh Công nghệ cao Vĩnh Lộc và Công nghệ cao Bình Dương. Dự kiến, hai nhà máy này sẽ đi vào hoạt động tương ứng từ năm 2019 và 2020.

9 tháng đầu năm, Imexpharm ghi nhận doanh thu thuần hơn 818 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kì. Lợi nhuận trước thuế hơn 124 tỉ đồng, tăng trưởng 12%. So với kế hoạch đặt ra, công ty đã thực hiện được 58% và 65% mục tiêu đề ra.

imexpharm da chi hon 350 ti dong cho nha may san xuat duoc cong nghe cao
Diễn biến cổ phiếu IMP trong ba tháng qua. Nguồn: VNDirect

Xem thêm

Nhật Huyền

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.