|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản: Các cơ quan quản lý ngành thủy sản của Nhật Bản

11:13 | 16/03/2021
Chia sẻ
Cơ quan quản lý cấp quốc gia về nghề cá tại Nhật Bản là Cơ quan Thủy sản Nhật Bản (Japan Fisheries Agency – JFA) trực thuộc Bộ Nông Lâm Thủy sản.
Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Cơ quan Thủy sản Nhật Bản chịu trách nhiệm bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật biển và các hoạt động sản xuất thủy sản, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho hay.

Diện tích biển tại Nhật Bản được phân chia thành nhiều vùng biển nhằm phục vụ mục đích quản lý. 

Trên thực tế, nhiều hoạt động quản lý hành chính, đặc biệt liên quan đến nghề cá ven biển, được giao cho các chính quyền cấp tỉnh. 

Trong phạm vi quản lý của mình, chính quyền cấp tỉnh lại giao quyền khai thác thủy sản tại các vùng đánh bắt cá ven biển cho các Hợp tác xã thủy sản địa phương. 

Các Hợp tác xã địa phương mặc dù chịu sự quản lý của cấp cao hơn, nhưng về cơ bản là tự quản lý hoạt động thường ngày của mình.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản

Bộ Nông Lâm Thủy sản và Cơ quan Thủy sản Nhật Bản công bố và đăng tải một số lượng lớn các số liệu thống kê và báo cáo ngành thủy sản lên trang web của họ, ví dụ: Tổng điều tra về Thủy sản, Sách trắng Thủy sản, Số liệu thống kê hàng năm về sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng...; những tài liệu này có thể được sử dụng để nắm bắt hiện trạng động của ngành thủy sản Nhật Bản.

Hiệp hội Thủy sản Nhật Bản (Japan Fisheries Association – JFA) đại diện cho gần 500 công ty tư nhân và tổ chức thủy sản ở Nhật Bản. 

Mặc dù Hiệp hội có liên kết chặt chẽ với Cơ quan Thủy sản Nhật Bản (Japan Fisheries Agency – JFA), nhưng không nên nhầm lẫn giữa hai tổ chức này. 

Hiệp hội Thủy sản Nhật Bản thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, ví dụ: quan hệ công chúng, vận động hành lang, nghiên cứu xu hướng mới trong nước và quốc tế... nhằm gia tăng lượng tiêu thụ thủy sản. Hiệp hội cũng xuất bản các báo cáo về các chủ đề khác nhau trong ngành thủy sản và đăng tải trên trang web của họ.

Ánh Dương

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.