Nhập khẩu hải sản của Trung Quốc giảm 13% trong năm 2020 do COVID-19
Theo số liệu hải quan Trung Quốc do Undercurrentnews tổng hợp trong tháng 8, Trung Quốc đã nhập khẩu hải sản trị giá 4,97 tỉ NDT (751 triệu USD), giảm 45% so với tháng 8/2019.
Trong tháng 9, mức giảm ít hơn nhưng lượng hải sản nhập khẩu trong tháng này thấp hơn 31% so với cùng kì năm trước, tương đương trị giá 6,57 tỉ NDT.
Một nhà chế biến trả lời phỏng vấn với Undercurrentnews rằng ông dự kiến sẽ nhập khẩu ít hơn 50% nguyên liệu thô để chế biến trong năm nay do nhu cầu thấp và các cuộc kiểm tra gắt gao tại các cảng.
“Thủ tục nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt hơn do có nhiều bằng chứng cho thấy virus COVID-19 có thể tồn tại trong bao bì hải sản nhập khẩu.
Những gì chúng tôi có thể làm là kiểm soát số lượng và mua càng ít hải sản càng tốt”.
Vào tháng 6, cá hồi tươi nhập khẩu được cho là có liên quan đến sự bùng phát trở lại dịch COVID-19 ở Bắc Kinh.
Sau đó vào tháng 7, các báo cáo cho hay virus COVID-19 được tìm thấy trên bao bì đóng gói của tôm Ecuador nhập khẩu.
Các lô hàng cá minh thái của Nga, cá chẽm của Indonesia và cá bơn, cũng được phát hiện có mang theo dấu vết của virus COVID-19.
Tháng trước, lần đầu tiên trên thế giới virus COVID-19 sống đã được tìm thấy trên cá minh thái của Nga.
Trước đó trong các báo cáo cho thấy nhập khẩu hải sản của Trung Quốc khá ổn định.
Trong nửa đầu năm 2020, giá trị nhập khẩu thấp hơn 3% so với cùng kì năm trước, trong khi số lượng nhập khẩu lớn hơn 8%.
Tuy nhiên hiện tại nhập khẩu hải sản đang trên đà giảm đáng kể vào năm 2020 so với năm ngoái.
Hải sản nhập khẩu có giá trị là 64,9 tỉ NDT (9,78 tỉ USD) trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9, giảm 13% so với cùng kì năm trước.
Trong nửa đầu năm 2019, một lượng lớn hải sản vẫn được nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua 'thương mại xám' không có giấy tờ với Việt Nam.
Một phần đáng kể của sự sụt giảm nhập khẩu có thể liên quan đến việc giảm nhập khẩu tôm.
Trên thực tế, gần một nửa lượng hải sản nhập khẩu của Trung Quốc giảm trong tháng 9 có thể là do nhập khẩu tôm giảm.
Theo số liệu mới nhất của hải quan Trung Quốc cung cấp, số lượng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu trong tháng 9 của nước này giảm từ 53 nghìn tấn xuống còn 19,5 nghìn tấn so với cùng kì năm ngoái.
Giá trị nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh trong tháng 9/2020 cũng giảm 63% với cùng kì năm ngoái, từ 326 triệu USD xuống còn 105 triệu USD.
Giá trị nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh trong tháng 9/2020 cũng giảm 63% với cùng kì năm ngoái, từ 326 triệu USD xuống còn 105 triệu USD.
Cũng trong tháng 9, nhập khẩu tôm từ Ecuador giảm 68% so với cùng kì năm ngoái, xuống còn hơn 9,7 nghìn tấn.
Nhập khẩu tôm từ các quốc gia khác cũng giảm so với cùng kì năm ngoái.
Nhập khẩu tôm từ Ấn Độ giảm 71% xuống còn 3,6 nghìn tấn, nhập khẩu tôm từ Việt Nam giảm 74% xuống còn 1,3 nghìn tấn.
Dữ liệu mới nhất từ Ecuador cho thấy xuất khẩu tôm sang Trung Quốc bắt đầu tăng khi người tiêu dùng bắt đầu phục hồi niềm tin vào sản phẩm của nước này.
Tuy nhiên một nhà nhập khẩu lớn của Trung Quốc cho hay cần phải mất vài tháng trước khi nhập khẩu có thể trở lại bình thường.
Trung Quốc đã nhập khẩu 444 nghìn tấn tôm nước ấm đông lạnh trong 9 tháng đầu năm nay, tăng 3% so với cùng kì năm ngoái.
Giá trị nhập khẩu đạt 2,55 tỉ USD, giảm 2% so với cùng kì năm ngoái.
Trong khi đó giá trị trung bình nhập khẩu đạt 5,74 USD/kg, giảm 5% so với cùng kì năm ngoái.
Qui trình nhập khẩu đầy trở ngại
Giám đốc điều hành của công ty chế biến cá trắng và cá hồi Thái Bình Dương ở Thanh Đảo đã đổ lỗi cho các thủ tục nhập khẩu khó khăn khiến công ty của ông này bị siết chặt.
Vị giám đốc cũng cho biết việc nhập khẩu 4 nghìn tấn nguyên liệu thô trong một năm để chế biến và tái xuất khẩu có thể phải trì hoãn tới một tháng tại các cảng Thanh Đảo và Đại Liên để xét nghiệm virus COVID-19 cho các lô hàng được vận chuyển từ nước ngoài.
Đầu tuần này, các nhà chức trách Trung Quốc đã ban hành một "kế hoạch làm việc" chi tiết cho việc khử trùng và truy xuất nguồn gốc của hải sản và thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Nhập khẩu bây giờ sẽ cần phải bao gồm các báo cáo khử trùng.
Tuy nhiên, một lãnh đạo khác mong muốn các cơ quan chức năng sẽ đơn giản hóa thủ tục cho các nhà nhập nhập khẩu nguyên liệu thô để chế biến và tái xuất khẩu.
“Các đợt kiểm tra bổ sung này liên quan nhiều hơn đến các sản phẩm tiêu dùng trong nước.
Đối với ngành công nghiệp chế biến để tái xuất khẩu, theo những gì tôi biết thì có vẻ như chúng ta đang đi đúng hướng, mặc dù với tốc độ chậm”, nhà lãnh đạo cho hay.