|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sự động viên, khuyến khích (Encouragement) trong năng lực lãnh đạo

17:19 | 16/08/2019
Chia sẻ
Động viên, khuyến khích (tiếng Anh: Encouragement) là quá trình nhằm truyền nhiệt huyết cho cấp dưới để cấp dưới tự nguyện thực thi công việc được giao. Năng lực động viên, khuyến khích không thể thiếu trong tiêu chí đánh giá năng lực của một nhà lãnh đạo.
hoofdfoto-vs-2-1038x576

Hình minh họa. Nguồn: ciep.com

Năng lực động viên, khuyến khích 

Khái niệm

Động viên, khuyến khích trong tiếng Anh là Encouragement hoặc Stimulation.

Năng lực động viên, khuyến khích là một trong các "năng lực con" cấu thành nên năng lực lãnh đạo, những năng lực bộ phận cụ thể này cũng là tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo nói chung của một nhà lãnh đạo.

Theo Kathryn Bartol (2001), động viên, khuyến khích là quá trình động viên, cổ vũ nhằm truyền nhiệt huyết cho cấp dưới để cấp dưới thực thi công việc được giao một cách tự nguyện. Kathryn Bartol cũng nhấn mạnh rằng chỉ có thông qua động viên, khuyến khích thì người lãnh đạo mới có thể khai thác, phát huy tối đa sức người, sức của trong tổ chức.

Năng lực động viên, khuyến khích của các nhà lãnh đạo được thể hiện qua khả năng giải quyết các vấn đề như:

(1) làm thế nào để có được sự tham gia tự nhuyện của cấp dưới,

(2) làm thế nào để truyền được nhiệt huyết cho cấp dưới,

(3) hiện đang có những cách thức động viên, khuyến khích nào và cách thức nào là cách thức phù hợp nhất đối với cấp dưới hiện tại của mình;

(4) như thế nào thì được coi là động viên, khuyến khích hiệu quả.

Động viên, khuyến khích đóng một vai trò hết sức to lớn trong công tác lãnh đạo, quản lí nói riêng và trong sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp nói chung. 

Qui trình động viên, khuyến khích

Screenshot (445)-crop

Qui trình động viên, khuyến khích.

Nhu cầu là một trong những vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất mà động viên, khuyến khích phải chú ý tới. Đối với bất cứ ai và tại thời điểm nào, con người đều có nhu cầu. Xét về mặt tâm sinh lí, nhu cầu của con người được chia ra thành hai loại - nhu cầu có nguồn gốc từ bản năng và nhu cầu tâm lí.

Hai loại nhu cầu này đều tiềm ẩn ở trong mỗi người gọi là nhu cầu nội tại. Vì vậy, nhu cầu nội tại của con người nói chung và của cấp dưới nói riêng là tổng hợp các ham muốn, mong muốn cần được thỏa mãn.

Chính vì lẽ đó, nắm bắt nhu cầu và đáp ứng đúng nhu cầu con người là nhân tố thành công trong việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa và người nói chung và giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới nói riêng. 

Nhu cầu con người và nhận thức của con người là hai nhân tố quyết định hành vi, ứng xử của con người. Bởi vậy, để hướng cấp dưới nhắm tới và thực hiện tốt các mục tiêu được giao, các nhà lãnh đạo phải không ngừng tác động tới các hành vi đó. Quá trình tác động này gọi là qui trình động viên khuyến khích. 

Cách thức động viên, khuyến khích

Cách thức động viên, khuyến khích cấp dưới đóng một vai trò to lớn trong việc đảm bảo kết quả, hiệu quả của động viên khuyến khích. Hiện tại, có một số phương pháp, cách thức để động viên khuyến khích cấp dưới. 

Người lãnh đạo có thể dùng yếu tố vật chất như lương, thưởng hoặc các khoản đãi ngộ; người lãnh đạo có thể dùng yếu tố tinh thần như ngợi khen, biểu dương, bổ nhiệm, hoặc "đắc nhân tâm" để động viên khuyến khích cấp dưới. 

Việc sử dụng yếu tố vật chất hay tinh thần tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên, để nhân viên cảm thấy cảm kích nhất khi được cấp trên của mình động viên, khuyến khích, để đạt được kết quả cao nhất có thể, các biện pháp khác nhau như động viên khuyến khích trực tiếp hay động viên khuyến khích gián tiếp cần phải được xem xét và áp dụng.

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Lam Anh