|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Năm 2018 tiềm ẩn nhiều rủi ro địa chính trị nguy hiểm

07:00 | 04/01/2018
Chia sẻ
Thế giới đang tiến gần đến khủng hoảng và tình trạng “suy thoái địa chính trị” trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang khiến nước Mỹ bị chia rẽ và đe dọa trật tự thế giới, hãng tư vấn Eurasia Group cảnh báo.
nam 2018 tiem an nhieu rui ro dia chinh tri nguy hiem Kinh tế Trung Quốc với những mối đe dọa lớn nhất năm 2018
nam 2018 tiem an nhieu rui ro dia chinh tri nguy hiem 8 kỳ vọng cho nền kinh tế thế giới năm 2018

Theo báo cáo thường niên của Eurasia Group về các rủi ro địa chính trị, các nền dân chủ tự do đang đối mặt với tình trạng “thâm hụt tính hợp pháp” nghiêm trọng chưa từng thấy từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và các nhà lãnh đạo hiện nay hầu hết đã từ bỏ xã hội công dân và các giá trị chung. Sự sụp đổ của các quy chuẩn này đang tạo ra cơ hội cho các sự kiện địa chính trị có khả năng rung chuyển thị trường và nền kinh tế thế giới.

nam 2018 tiem an nhieu rui ro dia chinh tri nguy hiem
Chủ nghĩa đơn phương của Tổng thống Donald Trump đang đe dọa trật tự thế giới. Nguồn: Mandel Ngan/AFP/Getty Images.

“Trong 20 năm từ khi chúng tôi thành lập Eurasia Group, thế giới đã chứng kiến nhiều bước thăng trầm. Nhưng nếu phải chọn một năm có khả năng xảy ra khủng hoảng địa chính trị quy mô lớn, tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chúng tôi sẽ chọn năm 2018”, Chủ tịch Ian Bremmer và Chủ tịch hội đồng Cliff Kupchan của Eurasia Group cho biết.

Vị trí cường quốc của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng khi triết lý cắt giảm chi tiêu và chủ nghĩa đơn phương của Tổng thống Donald Trump đang gây tâm lý bất an giữa các quốc gia đồng minh và đối thủ của Mỹ. Thế giới hiện đang thiếu một quốc gia lãnh đạo có khả năng “chèo lái” nhân loại qua giai đoạn khủng hoảng đang đến gần.

“Chính sách ‘Nước Mỹ là trên hết’ đã làm xói mòn trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu, trong khi không có quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào sẵn sàng hoặc mong muốn lặp lại trật tự mới. Điều này càng làm tăng rủi ro khủng hoảng toàn cầu”.

Sau đây là các rủi ro địa chính trị lớn nhất trong năm 2018.

Trung Quốc sẽ lấp đầy khoảng trống do Mỹ để lại

Khi nước Mỹ không còn ở vị thế lãnh đạo thế giới, Trung Quốc sẽ ít bị phản kháng hơn trong việc thiết lập lại các chuẩn mực quốc tế trong thương mại và đầu tư, phát triển công nghệ và nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nước khác. Việc này có thể buộc nhiều doanh nghiệp phải thích nghi với bộ quy tắc mới, từ đó gia tăng căng thẳng với các nền dân chủ lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Phán đoán sai lầm có thể khiến xung đột bùng phát

Thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn trong bối cảnh không có cường quốc nào đứng ra lãnh đạo về mặt an ninh, trong khi các tác nhân phi nhà nước (nonstate) và dưới tầm quốc gia (subnational) có thể thực hiện các hành động gây bất ổn bất cứ lúc nào. Tấn công mạng và chủ nghĩa khủng bố là hai mối đe dọa lớn nhất. Bên cạnh đó, những phán đoán sai lầm cũng có thể dẫn đến xung đột khi Triều Tiên vẫn đang theo đuổi chương trình hạt nhân trong khu vực đầy rẫy các quốc gia đồng minh của Mỹ, đồng thời Nga và Mỹ vẫn đang hậu thuẫn các bè phái đối địch tại Syria.

nam 2018 tiem an nhieu rui ro dia chinh tri nguy hiem
Tham vọng hạt nhân của Triều Tiên là một trong những rủi ro địa chính trị lớn nhất trong năm 2018. Nguồn: Associated Press.

‘Chiến tranh lạnh’ trong ngành công nghệ

Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua để thống lĩnh các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính, kéo theo cuộc cạnh tranh trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng dân dụng, hàng tiêu dùng và thiết bị an ninh mạng cho các quốc gia khác. Điều này có thể dẫn đến một thị trường công nghệ manh mún, trong đó Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng của nước này tìm cách kiểm soát dòng chảy thông tin trong khi Mỹ ngăn cản nước ngoài đầu tư vào các hãng công nghệ của mình.

Một năm nhiều thách thức cho Mexico

Mexico và các nhà đầu tư tại nước này sẽ thiệt hại nhiều hơn Mỹ nếu đàm phán NAFTA đổ vỡ. Chiến dịch tranh cử tổng thống bắt đầu từ tháng 3 sẽ khiến các ứng cử viên khó lòng chấp nhận các thỏa hiệp bất lợi do chính phủ của ông Donald Trump đề xuất.

Quan hệ Mỹ - Iran xuống cấp

Chính phủ Mỹ đã đưa ra chiến lược quyết liệt hơn nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân tham vọng của Iran cũng như sự tham gia của nước này trong các vấn đề quốc tế. Việc này làm dấy lên hàng loạt rủi ro, trong đó có nguy cơ thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 tan rã, căng thẳng dẫn đến xung đột nảy lửa tại Vịnh Ba Tư hoặc Saudi Arabia có thể xem động thái của Mỹ là “đèn xanh” để nước này có các hành động khiến căng thẳng leo thang.

Sự trỗi dậy của ‘chủ nghĩa bảo hộ 2.0’

Các quốc gia đang sử dụng các công cụ phi truyền thống – cứu trợ tài chính, trợ cấp và ràng buộc “mua hàng trong nước” – để bảo vệ công nghệ và sở hữu trí tuệ, một xu hướng có thể được xem là “chủ nghĩa bảo hộ 2.0”. Việc này có thể khiến chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi, khiến môi trường lập pháp càng mâu thuẫn và phức tạp hơn, đồng thời làm nảy sinh bất đồng giữa các quốc gia.

Brexit ngày càng khó kiểm soát

nam 2018 tiem an nhieu rui ro dia chinh tri nguy hiem
Ảnh minh họa. Nguồn: Tolga Akmen/AFP Photo.

Nước Anh đang bước vào giai đoạn đàm phán “ly hôn” vô cùng cam go với Liên minh Châu Âu (EU), trong đó có việc phân định biên giới giữa Bắc Ireland và Công hòa Ireland và chốt lại dự luật “ly hôn” chính thức. Thủ tướng Theresa May cần làm rõ các mục tiêu của nước Anh để tìm ra tiếng nói chung với EU. Tuy nhiên, khả năng lãnh đạo của vị nữ thủ tướng ngày càng bị thách thức nghiêm trọng bởi các đảng đối lập với những ưu tiên chính sách khác nhau.

Chính trị bản sắc lên ngôi tại Nam và Đông Nam Á

Đạo Hồi tại Indonesia và Malaysia, chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ cũng như tư tưởng chống Trung Quốc đang lan rộng tại các quốc gia Nam và Đông Nam Á vốn đang ngày càng phát triển thịnh vượng. Các vấn đề liên quan đến chính trị bản sắc có thể góp phần làm bất ổn chính trị, nuôi dưỡng chủ nghĩa bảo hộ và chi phối chính sách kinh tế theo hướng bất lợi cho môi trường kinh doanh.

Châu Phi sẽ bất ổn hơn

Các quốc gia khá bình yên tại châu Phi như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Kenya và Ethiopia đang trở nên dễ tổn thương hơn bao giờ hết trước làn sóng bất ổn từ các quốc gia lân cận và mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố. Một vài trong số các quốc gia này sẽ phải dành ngân sách lớn hơn cho công tác an ninh và có thể đánh mất nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) nếu để bạo lực tiếp diễn.

Trường Giang

Liệu hệ thống KRX có lỡ hẹn với mốc ngày 2/5?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về hệ thống công nghệ thông tin thuộc dự án đầu tư xây dựng Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (hay còn gọi là hệ thống KRX) trước thời điểm dự kiến chính thức vận hành 2/5 theo như kế hoạch đưa ra trước đó.