Kinh tế Trung Quốc với những mối đe dọa lớn nhất năm 2018
Kinh tế Trung Quốc đáng lo hơn trong năm 2018 | |
Trung Quốc nỗ lực hồi sinh Con đường Tơ lụa thế kỷ 21 |
Những vấn đề gồm nợ nội địa, nghèo đói và ô nhiễm có khả năng gây ra rủi ro đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, kể cả trước khi lãi suất cao và chiến tranh thương mại với Mỹ xảy ra.
Trong khi, Trung Quốc đang dần tiến đến đợt tăng đầu tiên kể từ năm 2010 trong năm 2017, tốc độ này được dự báo sẽ chậm lại trong năm 2018.
Vì vậy, chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đưa ra dấu hiệu cho thấy họ chấp nhận một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng trung bình, nếu có thể giải quyết rủi ro lớn nhất, đó là sự mong manh của ngành tài chính.
“Sự mất cân bằng đáng kể của nền kinh tế tiếp tục tạo ra rủi ro suy yếu đối với triển vọng năm 2018. Những rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn là những rủi ro chính đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2018, với khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt nhạy cảm đối với những làn cú sốc từ sự suy thoái kinh tế”, ông Rajav Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng về châu Á – Thái Bình Dương tại HIS Markit, trụ sở tại Singapore cho biết.
Những cú sốc đó đã không cụ thể hóa, và thực tế hoạt động kinh tế đang tốt lên. Chỉ số nhà quản trị mua hàng đạt mức 51.6% trong tháng 12, ghi nhận các điều kiện đang cải thiện. Theo chỉ số phụ, các đơn đặt hàng xuất khẩu của nhà máy cũng tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng Caixin, thể hiện chủ yếu số liệu của các công ty nhỏ, cũng cho thấy động lực mạnh mẽ, với chỉ số đạt 51,5% trong tháng 12, vượt qua ước tính ban đầu được đưa ra.
Tuy nhiên, báo cáo của Freya Beamish, chuyên gia kinh tế trưởng về châu Á tại Pantheon Macroeconomics, Newcastle, Anh cho biết những con số này có thể đang phóng đại động lực tăng trưởng, đặc biệt trong ngành xây dựng.
Các nhà dự báo nhận thấy tăng trưởng sẽ chậm lại, xuống 6,5% trong năm 2018; tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990.
Bloomberg tổng hợp dưới đây những rủi ro ảnh hưởng tới nền tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Rủi ro tài chính
Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây đổi mới cam kết trong việc ngăn chặn và kiểm soát rủi ro tài chính, nói rằng đây là thử thách hàng đầu trong vòng 3 năm tới. Vì hệ thống tài chính mở cửa nhiều hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài, tỷ lệ nợ/GDP đang tiến đến gần 320% vào năm 2022 được cho là rủi ro lớn nhất.
“Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc thừa nhận đây là một vấn đề nghiêm trọng khiến chính quyền Bắc Kinh không kỳ vọng sẽ có thể giải quyết trong thời hạn dưới 3 năm. Bất ổn tài chính là vấn đề cốt lõi. Giải quyết được nó và bạn sẽ làm giảm áp về vấn đề nguồn vốn chảy khỏi nộii địa, sự phức tạp của việc giảm đòn bẩy tài chính, sự suy yếu của những ngân hàng nhỏ”, ông Pauline Loong, giám đốc quản lý tại công ty nghiên cứu Asia-Analytica, có trụ sở tại Hồng Kông nhận định.
Sự chậm lại của ngành xây dựng
Theo ông Frederic Neumann, người đứng đầu phòng nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC, Hồng Kông, những quy định môi trường và tài chính ngày càng thắt chặt để giúp hạn chế nợ có thể gây ra những cơn chấn động trong năm 2018, khiến việc thi công nhà ở và cơ sở hạ tầng chậm lại.
“Ngành xây dựng bị trì hoãn nhiều hơn dự báo có thể ảnh hưởng tới hoạt động quy mô lớn hơn, với các ngành mới nổi vẫn chưa đủ mạnh để mang lại sự thay thế vững chắc. Lỗi lớn nhất xuyên suốt nền kinh tế Trung Quốc là ngành xây dựng”, ông Neumann nói.
Tranh chấp thương mại
Ông David Loevinger, cựu chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Bộ Tài chính Mỹ cho biết, bài phát biểu về chiến lược an ninh quốc gia gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh dấu một bước chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ. Và vì chủ nghĩa dân túy, các chính trị gia của Trung Quốc sẽ tìm cách trả đũa.
Fed, thuế
Nếu Cục Dự trữ liền bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất nhiều hơn các thị trường dự báo và giảm thuế, đồng USD có thể khiến đồng nhân dân tệ chịu áp lực và nguồn vốn chảy ra khỏi nội địa một lần nữa, theo ông George Magnus, cựu cố vấn tại UBS Group.
“Nếu Fed bắt đầu tăng lãi suất và đồng bạc xanh đi theo xu hướng giá lên, thì sẽ tạo ra những vấn đề lớn”, ông Christopher Balding, phó giáo sư tại HSBC School of Business của trường Đại học Perking, Thâm Quyến.
Hàn Quốc
Trong khi đó, ông Zhu Ning, phó giám đốc tại Viện Nghiên cứu Tài chính Quốc gia thuộc trường Đại học Tsinghua, nhận định nếu căng thẳng giữa Mỹ và Hàn Quốc gia tăng, thì không chỉ nền kinh tế Trung Quốc mà toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ chịu hậu quả không thể lường trước.