|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Năm 2018: Bình thường hóa chính sách tiền tệ là chủ đạo

09:50 | 08/12/2017
Chia sẻ
Theo giới phân tích, nguy cơ lớn nhất đối với giá tài sản và nền kinh tế toàn cầu sẽ là nếu các NHTW ở các nền kinh tế lớn nhất cùng lúc giảm kích thích tiền tệ.
nam 2018 binh thuong hoa chinh sach tien te la chu dao
Năm 2018: Bình thường hóa chính sách tiền tệ là chủ đạo (Ảnh minh hoạ)

Xu hướng chung là bình thường hóa chính sách

Cùng với sự phục hồi mang tính đồng bộ đang diễn ra với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, các NHTW ở những nền kinh tế lớn nhất dường như đang có thể và sẵn sàng hơn cho việc bình thường hóa chính sách tiền tệ trong năm 2018.

Nhưng nếu điều đó là đúng đối với cộng đồng NHTW nói chung về mặt tổng thể thì việc mỗi NHTW lớn sẽ có những bước đi và hành động chính sách như thế nào lại là điều khó khăn hơn. Dưới đây là viễn cảnh về mức độ khó khăn về chính sách đang tăng dần, và do đó có thể tạo ra rủi ro cho những sai lầm chính sách.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là một trong những NHTW lớn đang có tiến trình bình thường hóa chính sách mạnh nhất. Fed đã ngừng và bắt đầu rút dần khỏi chương trình mua sắm tài sản “độc đáo” của mình, đồng thời bắt đầu các đợt tăng lãi suất. Fed có thể sẽ bước vào năm 2018 với lộ trình thắt chặt đã vạch ra, thậm chí mạnh hơn nếu dự luật cải cách thuế có thể được thông qua.

Như vậy, các thị trường có thể sẽ phải điều chỉnh mức giá tiềm năng trước các động thái của Fed để phù hợp hơn với dự báo tăng thêm hai đến ba lần lãi suất trong năm tới. Nhưng một vấn đề phức tạp mà Fed phải đối mặt là lợi tức của các trái phiếu kỳ hạn dài hạn và đường cong lợi tức, cùng với các chính sách phi truyền thống mà các NHTW khác trên toàn cầu vẫn đang theo đuổi sẽ tiếp tục có ảnh hưởng quan trọng. Do đó, mức độ khó khăn về chính sách chắc chắn sẽ cao hơn.

Trong khi đó, NHTW Nhật (BoJ) sẽ phải đối mặt với áp lực tăng lên để có thể rút lui khỏi chính sách nới lỏng tiền tệ. Trong đó, ngoài việc phải cẩn thận hơn trong điều chỉnh chương trình mua tài sản, BoJ có thể sẽ phải thực hiện các bước trong năm tới để điều chỉnh nâng lợi tức trái phiếu 10 năm (hiện tại là 0%).

Đồng thời, BoJ cũng sẽ phải rất cẩn trọng trong thiết lập một trình tự giảm dần việc mua vào tài sản theo cách phi truyền thống. Việc giảm này sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc liệu tình hình chính trị trong nước của Thủ tướng Shinzo Abe có mạnh mẽ hơn, qua đó cho phép thực hiện cải cách cơ cấu vốn đã bị trì hoãn lâu nay.

Còn ở hoàn cảnh của mình, NHTW châu Âu (ECB) sẽ cố gắng hết sức để giữ vững kế hoạch cắt giảm quy mô chương trình mua trái phiếu từ 60 tỷ Euro/tháng xuống còn 30 tỷ Euro/tháng kể từ tháng 1/2018 và kéo dài cho tới tháng 9/2018. Đây được coi là một khúc dạo đầu để kết thúc chương trình mua sắm quy mô lớn trước khi nâng lãi suất chính sách khỏi mức âm hiện nay.

Mỗi NHTW sẽ có hướng đi riêng

Tuy nhiên, nếu soi xét kỹ biên bản cuộc họp chính sách gần đây của ECB, có thể thấy các thành viên của Hội đồng quản trị ECB đang có những ý kiến khác biệt, và dường như ECB đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi phải thay đổi hướng đi của mình bằng cách đẩy nhanh tiến độ rút khỏi gói nới lỏng định lượng, nhất là trong trường hợp lạm phát tăng nhanh hơn dự đoán hiện tại. Việc bình thường hóa chính sách tiền tệ với ECB – một NHTW đang đặt ra chính sách cho 19 nước thành viên khác nhau – bởi thế cũng không dễ.

Nhưng thậm chí bối cảnh khó khăn và phức tạp còn lớn hơn với NHTW Anh (BOE) hiện nay. Với triển vọng tăng trưởng kinh tế dự báo giảm trong khi tỷ lệ lạm phát lại đang cao hơn mục tiêu khá nhiều, BOE thực sự đang phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan về chính sách, đặc biệt sau khi bị buộc phải tăng lãi suất lần đầu tiên trong hơn 10 năm trở lại đây vào ngày 2/11 vừa qua.

Việc tăng lãi suất để đối phó với lạm phát gia tăng có thể tác động tiêu cực hơn đến tăng trưởng kinh tế nhất là trong bối cảnh không chắc chắn của vấn đề Brexit hiện nay. Thống đốc BOE Mark Carney gần đây khẳng định, bất kể đàm phán Brexit diễn ra như thế nào thì hệ thống tài chính của Anh sẽ vẫn an toàn và giá cả sẽ được kiểm soát.

Như vậy có thể thấy, dù có một quan điểm đồng thuận chung là các NHTW lớn trên toàn cầu đang dần bình thường hóa chính sách tiền tệ nhưng do bối cảnh các nước khác nhau nên mỗi NHTW lớn cũng đang đối mặt với các thách thức và rủi ro khác nhau. Điều này dẫn đến việc bình thường hóa chính sách cũng không thể có một lộ trình và cách làm thống nhất.

Bên cạnh đó, một bất chắc đối với chính sách tiền tệ mà kinh tế toàn cầu phải đối mặt là điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả những NHTW lớn kể trên, cùng với NHTW Trung Quốc (PBoC) đồng loạt cùng lúc giảm kích thích tiền tệ? Một “tin tốt” cho nền kinh tế toàn cầu hiện nay có lẽ là Fed – NHTW lớn và mạnh mẽ nhất hiện chỉ phải đối mặt với mức độ tương đối thấp của các khó khăn khi tiến hành bình thường hóa chính sách.

Fed cũng được giới phân tích nhìn nhận là có “dư địa” linh hoạt chính sách cao nhất để đối phó với các rủi ro liên quan đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Tuy nhiên, một sự giám sát chính sách chặt chẽ và hợp tác tư vấn với nhau để không gây ra một cú sốc hay sự gián đoạn nào là điều cần thiết đặt ra lúc này.

nam 2018 binh thuong hoa chinh sach tien te la chu dao Liệu các nền kinh tế mới nổi có duy trì được đà tăng tích cực năm 2018?

Nguy cơ rõ ràng và hiển hiện đối với các nền kinh tế mới nổi trong năm 2018 có thể là việc kết hợp thực ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hồng Quân

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.