Mỹ-Trung và cuộc chiến khốc liệt giành ngôi vị thống soái công nghệ
Vụ bắt Giám đốc Tài chính Huawei: Canda thiệt đơn thiệt kép vì Mỹ-Trung đối đầu |
Đồng 100 Nhân dân tệ của Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Cuộc chiến giành ngôi vị thống soái công nghệ đã châm ngòi cho sự thù địch trong quan hệ Mỹ-Trung. Cái gọi là chiến tranh thương mại Mỹ- Trung thực ra chỉ là cuộc tranh cãi nhỏ trong cuộc chiến thực sự giữa một bên là nước bá chủ thế giới và một bên là nước vị thế thấp hơn muốn thách thức lại ngôi vị này.
Đây là nhận định của David Zeig, Chủ tịch hội đồng khoa học xã hội thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hongkong trên báo Financial Times ngày 6/12.
Tác giả của bài viết cho rằng tranh chấp thương mại Mỹ-Trung không phải là cuộc chiến. Cuộc chiến thương mại chỉ là một tranh cãi nhỏ so với một cuộc chiến công nghệ thông tin mang tầm cỡ rộng lớn hơn rất nhiều.
Bản chất của cuộc chiến này công nghệ thông tin chứa đựng một cuộc chiến lâu dài giữa Mỹ, nước bá chủ thế giới đang tìm cách duy trì ngôi vị thống trị của mình, và Trung Quốc, nước đi sau muốn thách thức lại vị thế này của Mỹ - vì cho rằng họ có tư cách để khẳng định vị thế của mình là một cường quốc.
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã tìm cách để có được các công nghệ phương Tây thích hợp thông qua nhiều cách thức khác nhau.
Những lời cáo buộc như tội phạm an ninh mạng và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là những cảnh báo có thực.
Việc buộc các công ty của Mỹ chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc khi vào thị trường Trung Quốc đã làm hại các công ty của Mỹ khi các đối tác của họ bước ra thị trường toàn cầu.
Chương trình thu hút nhân tài được Trung Quốc thành lập cách đây 10 năm đã thu hút ngược dòng chất xám từ nước ngoài về Trung Quốc.
Đây cũng đã trở thành vấn đề khi một số giáo sư người Trung Quốc sống ở Mỹ được hưởng những đãi ngộ của Chính phủ Trung Quốc như cho phép thành lập các phòng thí nghiệm tại Trung Quốc dựa trên những kiến thức mà những giáo sư này có được ở nước ngoài.
Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất động cơ siêu nhỏ tại nhà máy ở Hoài Bắc, An Huy, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tại các nước phương Tây đều nhắm vào các công ty công nghệ cao.
Theo chiến lược đến năm 2025 mang tên "Sản xuất tại Trung Quốc," các công ty nhà nước của Trung Quốc sẽ trợ giá để mua lại các doanh nghiệp của các nước phương Tây và sử dụng công nghệ của các công ty này để tăng lợi thế của Trung Quốc tại các chuỗi sản xuất toàn cầu.
Một quan chức Trung Quốc, người giúp đưa ra dự thảo kế hoạch cho chiến lược của Bộ Thông tin và Công nghệ công nghiệp và Học viện Kỹ sư của nước này đã bác lại cáo buộc cho rằng Bắc Kinh có chính sách chính thức như vậy. Chính suy nghĩ và mục tiêu của công nghệ và công nghiệp của Trung Quốc đã khiến Chính quyền Trump tức giận.
Một cách dùng từ sai nữa khi nói là Mỹ có thể bước vào "cuộc Chiến tranh Lạnh mới" với Trung Quốc. Cách dùng từ này làm lu mờ bản chất của những gián đoạn trong quan hệ thương mại có thể sẽ xảy ra trong tương lai.
Khi cuộc Chiến tranh Lạnh trước đây xảy ra, phương Tây và Liên bang Xôviết khi đó đã có rất ít các tiếp xúc qua lại, khiến cho cuộc xung đột dễ dàng xảy ra.
Kể từ đó đến nay, 40 năm qua, mối quan hệ gắn kết giữa Mỹ-Trung Quốc đã mang lại những lợi ích to lớn về mặt kinh tế và chiến lược cho cả hai bên.
Những nhất trí mới tại Mỹ, bao gồm cả của giới kinh doanh, đó là quan hệ gắn kết can dự trong những năm qua đã không thể thay đổi Trung Quốc theo cách mà họ hy vọng.
Một số cho rằng Trung Quốc đã tận dụng cơ hội để thâm nhập vào các trường đại học, phòng thí nghiệm và các công ty của Mỹ, đã tiếp cận được với công nghệ, gia tăng sức mạnh của Trung Quốc và đe dọa an ninh Mỹ.
Chính quyền Trump có thể đáp trả lại ít nhất theo hai cách: Thứ nhất, Mỹ có thể đàm phán lại những điều khoản của việc hợp tác, cho phép các sinh viên và các nhà khoa học Trung Quốc vào Mỹ nhưng tách không cho họ tham gia nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia.
Thứ hai, Mỹ có thể tăng cường thắt chặt những quy định đầu tư nước ngoài đối với việc Trung Quốc mua lại các hãng công nghệ kể cả đối với những công ty khởi nghiệp công nghệ của Mỹ đang tìm nguồn vốn.
Hy vọng rằng những hạn chế thắt chặt như trên sẽ cho phép hợp tác sẽ vẫn tiếp tục trên các lĩnh vực hai bên cùng có lợi như y tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, không triển khai vũ khí hạt nhân, Triều Tiên và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố. Một số khác thì ủng hộ chiến lược không can dự. Điều này sẽ dẫn đến những mỗi quan hệ hai bên đã có từ trước đến nay bị chia tách.
Công nhân đóng đồ hộp xuất khẩu tại nhà máy ở huyện Hạ Ấp, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày 8/7. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Việc tăng áp thuế trên thực tế chấm dứt quy chế "tối huệ quốc" của Trung Quốc mà cựu Tổng thống Bill Clinton đã ban hành hồi năm 1993. Cắt giảm trao đổi khoa học sẽ chấm dứt rất nhiều dự án.
Việc ngừng các hoạt động trao đổi sinh viên và giáo dục đào tạo sẽ làm ảnh hưởng doanh thu của các trường đại học Mỹ và các thành phố nơi có các sinh viên Trung Quốc theo học, con số thiệt hại có thể lên tới cả tỷ USD. Lượng du khách Trung Quốc đến Mỹ, ngành công nghiệp dịch vụ tăng trưởng vô cùng ngoạn mục, cũng sẽ bị chậm lại. Các cuộc họp quân sự song phương nhằm giúp giảm thiểu những đối đầu tại những vùng biển chung, cho dù quân đội hai nước tiếp tục mở rộng, thì cũng sẽ chấm dứt.
Những nỗ lực nhằm cải thiện chế độ giao thức mạng (IP) của Trung Quốc sẽ bị gạt sang lề. Gạt Trung Quốc khỏi các hệ thống sản xuất toàn cầu của các công ty của Mỹ hầu như là điều không thể.
Và hãy quên đi đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tại Mỹ, hiện cũng đã rơi xuống mức gần như bằng không.
Trung Quốc sẽ quy cho chính sách này là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Mỹ trong khi Mỹ sẽ không còn có thể tranh cãi là họ đã không cố gắng để kiềm chế đối thủ của mình.
Jeff Bader tại viện Brookings đặt ra câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu như các đồng minh của Mỹ mà phụ thuộc rất mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc từ chối không từ bỏ can dự với Trung Quốc?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn chấm dứt cuộc chiến thương mại mà Trung Quốc bị coi là mục tiêu.
Trên thực tế, Trung Quốc đã đưa ra đề xuất sẽ nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa ngoại và đạt hầu hết những cam kết của họ với Tổ chức Thương mại Thế giới.
Nếu chấp nhận coi đây thực sự là một cuộc chiến công nghệ, việc Trung Quốc mua thêm các hàng hóa ngoại và nới lỏng mở cửa thị trường nội địa của họ sẽ không thể xoa dịu được Mỹ trong mục tiêu trung hạn.
Mục đích của Chính quyền Trump là nhằm chấm dứt chính sách công nghiệp do nhà nước chỉ đạo của Trung Quốc. Vì Trung Quốc sẽ không thể nhượng bộ, nên cuộc chiến công nghệ này sẽ cộng hưởng lên mối quan hệ Mỹ-Trung.
Và nếu như quyết định "không can dự" xảy ra , chúng ta sẽ thấy con đường chông gai phía trước còn kinh khủng hơn cả một cuộc Chiến tranh Lạnh mới mà mọi người có thể mường tượng.
Xem thêm |