|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Mỹ áp thuế CBPG, chống trợ cấp sơ bộ đối với thép Việt Nam có xuất xứ Trung Quốc

11:04 | 06/12/2017
Chia sẻ
Quyết định được ban hành khi Mỹ nhận thấy nhập khẩu thép từ Việt Nam tăng mạnh và các hãng sản xuất thép nội địa nghi ngờ thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt Nam để trốn thuế. 

Mỹ mạnh tay áp thuế chống bán phá giá và trợ cấp đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 5/12 quyết định áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam vì nghi ngờ có xuất xứ từ Trung Quốc, Nikkei Asia Review cho biết.

DOC cho biết, mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam có xuất xứ Trung Quốc ngang với mức thuế mà Mỹ đang áp dụng đối với các sản phẩm tương tự nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc.

Cụ thể, tính cả thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam bị áp thuế sơ bộ 531% (thuế chống bán phá giá 265,79% và thuế chống trợ cấp 265,44%).

Thép chống gỉ chịu mức thuế khoảng 238% (thuế chống bán phá giá 199,43% và thuế chống trợ cấp 39,05%).

my ap thue cbpg chong tro cap so bo doi voi thep viet nam co xuat xu trung quoc
Ảnh minh họa.

Theo thông tin từ DOC, sau khi Mỹ quyết định áp dụng thuế nhập khẩu sơ bộ đối với thép Trung Quốc vào năm 2015, nhập khẩu thép từ Việt Nam sang Mỹ tăng vọt; với nhập khẩu thép không gỉ tăng từ 2 triệu USD lên 80 triệu USD và nhập khẩu thép cán nguội tăng từ 9 triệu USD lên 215 triệu USD.

DOC cho rằng, Trung Quốc sản xuất thép cán nóng sau đó xuất sang Việt Nam để tiếp tục gia công thành thép chống gỉ hoặc thép cán nguội được sử dụng để chế tạo ô tô và các thiết bị khác.

Theo đó, DOC đồng thuận với các hãng sản xuất thép Mỹ cho hay, có tới 90% sản phẩm thép này của Việt Nam có xuất xứ Trung Quốc.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 4/12. Theo luật của Mỹ, quyết định sơ bộ của DOC sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 1/2018. Quyết định cuối cùng sẽ được công bố vào ngày 16/2.

Đây được xem là một thắng lợi mới của các hãng sản xuất thép Mỹ trong cuộc chiến chống bán phá giá và trợ cấp hàng hóa nhập khẩu. Ngành sản xuất thép nội địa của Mỹ cho rằng, các sản phẩm thép của Trung Quốc được vận chuyển qua nước thứ ba trước khi xuất khẩu sang Mỹ để tránh thuế.

Trong đơn kiện DOC hồi tháng 9, một số hãng sản xuất thép của Mỹ, gồm ArcelorMittal USA, Nucor Corp, AK Steel Holdings Corp và United States Steel Corp, cho rằng Trung Quốc bắt đầu vận chuyển thép qua Việt Nam ngay sau khi bị Mỹ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Hiện tại, DOC đang tiếp tục điều tra xem liệu việc nhập khẩu thép từ Việt Nam có đe dọa tới an ninh quốc gia và có nên áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu sản phẩm này hay không. Dù gần như đã hoàn tất điều tra nhưng DOC vẫn chưa thể đưa ra kiến nghị nào cho tới khi Quốc hội thông qua luật cải cách thuế.

Vài tuần trước đó, Liên minh châu Âu (EU) công bố kết quả điều tra cho thấy có hiện tượng thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt Nam để né thuế khi xuất khẩu sang thị trường này.

Ngành thép toàn cầu đang rất chật vật giải quyết vấn đề dư thừa năng suất, đặc biệt là ở Trung Quốc. Diễn đàn của Nhóm G20 tuần trước đã kết thúc mà các bên đã không thể thống nhất giải pháp nào cho vấn đề này do mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ.

my ap thue cbpg chong tro cap so bo doi voi thep viet nam co xuat xu trung quoc Trùng xuất xứ không đồng nghĩa với gian lận

Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, chỉ 34% thép Việt Nam xuất sang Mỹ có mã HS trùng với thép nhập từ Trung Quốc.

my ap thue cbpg chong tro cap so bo doi voi thep viet nam co xuat xu trung quoc VSA: Thông tin 90% tổng giá trị thép Việt xuất sang Mỹ được sản xuất ở Trung Quốc là không chính xác

Trước thông tin Trung Quốc tuồn thép vào Việt Nam rồi xuất tiếp sang Liên minh Châu Âu (EU) để trốn thuế chống bán phá ...

my ap thue cbpg chong tro cap so bo doi voi thep viet nam co xuat xu trung quoc Bộ Công Thương: 34% thép Việt Nam xuất sang Mỹ có mã HS trùng với thép nhập từ Trung Quốc

Đây là thông tin được bộ Công Thương khẳng định sau khi báo chí đưa tin rằng, có tới 90% thép Việt Nam xuất sang ...

my ap thue cbpg chong tro cap so bo doi voi thep viet nam co xuat xu trung quoc EU: Thép Trung Quốc được ‘tuồn’ qua Việt Nam để trốn 9,6 triệu USD tiền thuế

Trung Quốc bị cáo buộc đã chuyển thép qua Việt Nam để lấy danh “Made in Vietnam” xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu ...

Vũ Thắng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.