|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trùng xuất xứ không đồng nghĩa với gian lận

11:32 | 01/12/2017
Chia sẻ
Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, chỉ 34% thép Việt Nam xuất sang Mỹ có mã HS trùng với thép nhập từ Trung Quốc.
trung xuat xu khong dong nghia voi gian lan
Chỉ có 34% thép Việt Nam xuất sang Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc, nhưng không đồng nghĩa là gian lận. (Ảnh: Reuters).

Trước đó, thông tin 90% thép Việt Nam xuất sang Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại về chất lượng và uy tín của doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam.

Cần thời gian điều tra

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2017, có 11 mặt hàng thép xuất khẩu sang Mỹ có mã HS trùng với mặt hàng thép nhập khẩu từ Trung Quốc, chiếm 34% lượng thép xuất khẩu sang Mỹ. Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho biết: “Việc trùng mã HS này không có nghĩa là số lượng thép nêu trên của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc. Bởi vì, các sản phẩm thép được sản xuất tại Trung Quốc hay Việt Nam đều được quy định một mã HS giống nhau.”

“Cơ quan chức năng cần điều tra thêm để tránh gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam”, ông Sưa nhấn mạnh.

Mỹ chưa có phản ứng

Bộ Công thương đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Hải quan theo dõi sát tình hình này nhằm phòng chống gian lận về xuất xứ hàng hoá và gian lận thương mại.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, Bộ Công thương chưa nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào liên quan đến việc Mỹ điều tra mặt hàng thép có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại được gắn mác Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Bộ Thương mại Mỹ sẽ phải xem xét nhiều yếu tố như: sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam có cùng loại với sản phẩm của Trung Quốc đang bị áp thuế hay không?; trước khi nhập khẩu vào Mỹ, sản phẩm này có được hoàn thiện, hoặc gia công từ sản phẩm thép sản xuất tại Trung Quốc hay không?; quá trình gia công hoặc hoàn thiện sản phẩm này tại Việt Nam có phải là nhỏ hoặc không đáng kể hay không?;....

Ngọc Hà

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.