|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Musharaka trong tài chính là gì? Đặc điểm

09:18 | 27/04/2020
Chia sẻ
Musharakah là một doanh nghiệp hoặc công ty hợp doanh trong tài chính Hồi giáo, trong đó các đối tác chia sẻ lợi nhuận và thua lỗ của một doanh nghiệp.
Musharaka là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Understand Islamic Finance.

Musharaka

Khái niệm

Musharakah là một doanh nghiệp hoặc công ty hợp doanh trong tài chính Hồi giáo, trong đó các đối tác chia sẻ lợi nhuận và thua lỗ của một doanh nghiệp. Bên muốn cho vay sẽ góp tiền vào công ty của bên vay, và chịu lãi lỗ dựa trên kết quả hoạt động của công ty.

Vì luật Hồi giáo (Sharia) không cho phép thu lợi từ cho vay, nên Musharakah cho phép nhà tài trợ của một dự án hoặc công ty đạt được lợi nhuận dưới dạng một phần lợi nhuận thực tế theo tỉ lệ được xác định trước. Tuy nhiên, không giống như một chủ nợ truyền thống, nhà tài trợ cũng sẽ chia sẻ mọi tổn thất nếu họ xảy ra, cũng trên cơ sở vốn góp.

Đặc điểm của Musharaka

Musharakah đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các hoạt động kinh doanh dựa trên các nguyên tắc Hồi giáo. Ví dụ: giả sử rằng cá nhân A muốn bắt đầu kinh doanh nhưng không có nhiều tiền. Cá nhân B có tiền dư thừa và mong muốn trở thành nhà tài trợ trong Musharaka với A. Hai người sẽ đi đến thỏa thuận với các điều khoản và bắt đầu kinh doanh, trong đó cả hai chia sẻ một phần lợi nhuận và thua lỗ. Điều này có nghĩa là A không cần phải vay từ B (vì B cũng phải chịu lỗ trong trường hợp A kinh doanh thua lỗ).

Musharakah thường được sử dụng trong lĩnh vực mua bất động sản và cung cấp tín dụng cho các dự án đầu tư và để tài trợ cho các giao dịch mua bán lớn. Trong các giao dịch bất động sản, các đối tác yêu cầu ngân hàng đánh giá về giá trị của tài sản thông qua tiền thuê nhà (số tiền mà đối tác có thể trả để sống trong tài sản). 

Lợi nhuận được chia giữa các đối tác theo tỉ lệ được xác định trước dựa trên giá trị chuyển giao của tài sản và tổng số tiền vốn góp vào căn nhà đó. Bất kì bên nào bỏ tiền vốn vào tài sản đều có quyền lên tiếng về sự quản lí đối với tài sản.

Trong trường hợp Musharaka được dùng để tài trợ giao dịch mua bán lớn, ngân hàng có xu hướng cho vay bằng cách sử dụng các khoản vay lãi suất thả nổi gắn với tỉ lệ hoàn vốn của công ty. Các khoản vay đó chính là lợi nhuận của đối tác cho vay.

Các hình thức Musharaka

Có nhiều thỏa thuận hợp tác khác nhau trong các Musharaka. Trong một quan hệ đối tác trách nhiệm hữu hạn (thuật ngữ Hồi giáo: shirkah al-‘inan) các đối tác chỉ đơn giản là đại lí và không đóng vai trò là người bảo lãnh của các đối tác khác. Shirkah al-‘inan là một quan hệ đối tác bình đẳng, không giới hạn và không bị hạn chế, trong đó tất cả các đối tác góp cùng một khoản tiền, chia sẻ cùng một lợi nhuận và có quyền hạn giống nhau.

Một Musharakah vĩnh viễn không có ngày kết thúc cụ thể và tiếp tục cho đến khi các đối tác quyết định giải thể nó. Vì vậy, nó thường được sử dụng cho nhu cầu tài chính dài hạn. Một Musharakah giảm dần có thể có một vài cấu trúc khác nhau. Đầu tiên là sự hợp tác liên tiếp, trong đó phần của mỗi đối tác giữ nguyên cho đến khi liên doanh kết thúc. Nó thường được sử dụng trong tài chính dự án và đặc biệt là mua nhà.

Trong mối quan hệ đối tác giảm dần (Diminishing partnership), một phần vốn của đối tác được rút xuống trong khi nó được chuyển cho một đối tác khác cho đến khi toàn bộ số tiền được chuyển qua. Cấu trúc như vậy tương đối phổ biến trong lĩnh vực mua nhà khi người cho vay (thường là ngân hàng) mua một tài sản và nhận thanh toán từ người mua (thông qua thanh toán tiền thuê hàng tháng) cho đến khi toàn bộ số dư được thanh toán.

Trong trường hợp vỡ nợ, cả người mua và người cho vay đều có được một phần tiền thu được từ việc bán bất động sản trên cơ sở vốn góp. Điều này khác với các cấu trúc cho vay truyền thống, có một mình người cho vay được hưởng lợi từ bất kì việc bán bất động sản nào sau khi bị tịch thu.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

Dragon Capital: Thị trường tài chính biến động sau bầu cử tổng thống Mỹ, chứng khoán Việt Nam khó giảm điểm thêm
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.