Mua khi phá vỡ (Buy Break) là gì? Trường hợp mua phá vỡ thất bại
Mua khi phá vỡ
Khái niệm
Mua khi phá vỡ trong tiếng Anh là Buy Break.
Mua khi phá vỡ là việc mua một cổ phiếu khi giá di chuyển lên trên mức kháng cự trước đó của nó. Mua vào khi phá vỡ là một chiến lược giao dịch sinh lợi do khối lượng tăng lên khiến những nhà giao dịch dựa vào điểm phá vỡ nhảy vào mua.
Nội dung
Hầu hết các cổ phiếu dành thời gian dài giao dịch trong một vùng kháng cự với sự tăng giá và giảm giá. Do vậy, mua khi phá vỡ rất quan trọng đối với các nhà đầu tư kĩ thuật dựa vào biểu đồ để tìm kiếm các cơ hội giá nhảy vọt sau khi thoát khỏi vùng kháng cự.
Ví dụ:
Giá cổ phiếu của Công ty ABC đã được giao dịch trong khoảng từ 34 đến 40 đô la trong năm qua. Nhiều lần giá cổ phiếu đã chạm mức hỗ trợ 34 đô la và sau đó quay lại 40 đô la.
Ngay khi các nhà giao dịch thấy giá cổ phiếu vượt trên mức 40 đô la, họ sẽ chú ý xem liệu động lực tăng giá có duy trì tiếp hay không để tham gia mua theo chiến lược mua khi phá vỡ. Mua ngay sau khi phá vỡ có thể mang lại lợi nhuận cao, vì giá cổ phiếu 40 đô la bây giờ trở thành mức hỗ trợ mới.
Trường hợp mua phá vỡ thất bại
Các nhà giao dịch phải sử dụng kết hợp các công cụ kĩ thuật khác nhau để chắc chắn rằng một đột phá thực sự (true break) đang diễn ra và không phải là một phá vỡ giả (fakeout).
Các phá vỡ sẽ trở nên phức tạp hơn khi biến động của giá cổ phiếu sẽ tăng sau dấu hiệu đột phá đầu tiên. Vì lúc này nhiều nhà giao dịch sẽ tham gia vào việc xác định động thái tiếp theo cho cổ phiếu.
Cách tốt nhất để tránh phá vỡ giả là sử dụng kết hợp các biểu đồ kĩ thuật, lí tưởng nhất là ba, cộng với thông tin về cơ bản của cổ phiếu để có nhiều bằng chứng thuyết phục trước khi mua. Các nhà giao dịch kĩ thuật luôn tìm kiếm các tín hiệu xác nhận đáng tin cậy trên biểu đồ trước khi mua.
(Nguồn tham khảo: Investopedia)