|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Mỗi đôi giày Đức xuất khẩu có giá 22,27 EUR và nhập khẩu giá 14,59 EUR

22:50 | 20/03/2020
Chia sẻ
Nhập khẩu giày của Đức năm 2019 tăng 3,1% so với năm 2018 lên 734,4 triệu đôi. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu giày tăng 5,5% lên 10,7 tỉ EUR.
Xuất khẩu giày dép tại Đức tăng 10,2% - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: The Wall Street Journal)

Tình hình xuất khẩu giày dép của Đức

Năm 2019, Đức xuất khẩu 340,9 triệu đôi giày với tổng kim ngạch đạt 7,6 tỉ EUR, tăng 10,2% so với năm 2018. 

Kim ngạch xuất khẩu giày tăng 9,9% từ 6,9 tỉ EUR lên 7,6 tỉ EUR. Giá trung bình một đôi giày xuất khẩu từ Đức đạt 22,27 EUR, giảm 0,3% so với năm 2018.

Ba Lan là nước nhập khẩu giày dép lớn nhất của Đức. Từ năm 2018 đến 2019, xuất khẩu giày dép từ Đức sang Ba Lan tăng đáng kể 25,6% từ 47,3 triệu đôi lên 59,5 triệu đôi.

Pháp là thị trường giày dép lớn thứ hai của Đức, sau khi trở thành quốc gia đứng đầu trong năm 2016 và 2017. Từ năm 2018 đến 2019, xuất khẩu giày từ Đức sang Pháp tăng 10,2% lên 40,3 triệu đôi. Thị phần xuất khẩu giày sang Pháp chiếm 11,8%, vẫn ổn định trong năm 2019.

Các quốc gia có sự gia tăng đáng kể như Slovakia tăng 10,3% lên 26,3 triệu đôi, Hà Lan tăng 3,1% lên 25,5 triệu đôi; Italy tăng 6,4% lên 23 triệu đôi. 

Xuất khẩu sang Cộng hòa Czech cũng tăng mạnh năm 2019 với 19,2 triệu đôi giày, tăng 46,8% so với năm 2018.

Thị trường Anh trở nên ít quan trọng đối với xuất khẩu giày dép Đức, khi thị phần xuất khẩu giảm từ 6,6% năm 2018 xuống 5,6% năm 2019 (20,5 triệu đôi giày so với chỉ 18,9 triệu đôi giày).

Tổng kết 2019, thị phần xuất khẩu sang các nước thuộc EU trong tổng xuất khẩu giày dép từ Đức chiếm 86,7%. Xuất khẩu tăng 12,4% lên 296,3 triệu đôi năm 2019.

Xuất khẩu giày mũ dệt kim vẫn ở mức cao. Năm 2019, 1/3 số giày được xuất khẩu từ Đức là giày mũ dệt kim. Số lượng giày mũ dệt kim tăng 10,4% so với năm 2018 lên 124,2 triệu đôi. Điều này chủ yếu do giày mũ dệt kim và sandal tăng. 

Trong số đó, 57,8 triệu đôi được xuất khẩu năm 2019, tăng 11,9% so với năm 2018. Nhu cầu sandal thị trường quốc tế tiếp tục tăng. Năm 2019, xuất khẩu đã tăng trưởng 2 con số (sandal mũ da tăng 16,5% lên 15,6 triệu đôi, sandal mũ nhựa tăng 13,1% lên 44,2 triệu đôi).

Tình hình nhập khẩu giày dép của Đức 

Nhập khẩu giày năm 2019 tăng 3,1% so với năm 2018 từ 712,1 triệu đôi lên 734,4 triệu đôi. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu giày tăng 5,5% từ 10,1 tỉ lên 10,7 tỉ EUR. Giá trung bình giày nhập khẩu vào Đức năm 2019 tăng 2,2% lên 14,59 EUR.

Trung Quốc là nước cung cấp nguồn nhập khẩu quan trọng nhất. Tuy nhiên ngoại trừ năm 2018, thị phần giày từ Trung Quốc trong tổng nhập khẩu giày vào Đức giảm trong mấy năm gần đây. Trong năm 2019, thị phần giày Trung Quốc giảm từ 47,1% xuống 46,5%. 

Năm 2019, có sự tăng trưởng về số lượng giày nhập khẩu từ Trung Quốc vào Đức. Về lượng tăng 1,9% từ 335,1 triệu đôi lên 341,4 triệu đôi. Các quốc gia cung cấp quan trọng khác như Việt Nam tăng 6,9% lên 112,5 triệu đôi, Indonesia tăng 10,4% lên 38,4 triệu đôi, Ấn Độ tăng 6,4% lên 21,3 triệu đôi.

Nhập khẩu giày dép từ Campuchia tăng mạnh 10,7% trong năm 2019 so với năm 2018. Trong khi 16,5 triệu đôi được nhập khẩu từ Campuchia năm 2018, con số này đã tăng lên 18,3 triệu đôi năm 2019.

Italy tăng 1,5% lên 32,1 triệu đôi, Ba Lan tăng 26,2% lên 13,9 triệu đôi, Tây Ban Nha tăng 3,2% lên 10,8 triệu đôi. Mặt khác, nhập khẩu giày dép từ Hà Lan giảm 10,1% xuống 21,2 triệu đôi; Bồ Đào Nha giảm 8,5%; Pháp giảm 0,2% xuống 10,9 triệu đôi.

Phân khúc nhập khẩu quan trọng nhất liên quan đến giày mũ dệt kim. Như đã xảy ra trong năm 2018, thị phần nhập khẩu giày vào Đức chiếm 40% năm 2019. Từ năm 2018 đến 2019, số lượng giày mũ dệt kim tăng 2,7% từ 288,7 triệu lên 296,4 triệu đôi. 

Sự gia tăng nhập khẩu cũng được ghi nhận đối với giày mũ da. Số lượng giày mũ da nhập khẩu tăng 2,9% lên 189,8 triệu đôi. Số liệu nhập khẩu cũng phản ánh nhu cầu sandal. Từ năm 2018 đến 2019, số lượng sandal da nhập khẩu tăng 7,7% từ 20,8 triệu lên 22,5 triệu đôi.

Phùng Nguyệt