|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

MBS: Gia tăng cung tiền giai đoạn 2016 - 2018 có thể khiến lạm phát tăng lên trong 2019

13:59 | 14/11/2018
Chia sẻ
MBS cho rằng với mức gia tăng cung tiền trong giai đoạn 2016-2018 cao hơn đáng kể so với mức tăng của GDP danh nghĩa và hoạt động điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ công có thể khiến lạm phát tăng lên trong năm 2019.
 
mbs luong cung tien du tiem an trong nen kinh te co the khien lam phat tang len trong 2019 Kiềm chế lạm phát dịp cuối năm: Vào chặng nước rút
mbs luong cung tien du tiem an trong nen kinh te co the khien lam phat tang len trong 2019 CPI tháng 10 tăng 0,33% do giá xăng tăng mạnh trong đầu tháng

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán MB (MBS), mặc dù NHNN đã chủ động giảm tăng trưởng cung tiền trong năm 2018 song mức gia tăng cung tiền trong 3 năm 2016-2018 là khá cao (quanh mức 16%) và cao hơn đang kể so với mức tăng GDP danh nghĩa là từ 10 -11%.

Do đó, lượng cung tiền dư tiềm ẩn trong nền kinh tế là rủi ro khiến lạm phát có thể tăng lên trong 2019.

mbs luong cung tien du tiem an trong nen kinh te co the khien lam phat tang len trong 2019

Cùng với đó, các mặt hàng, dịch vụ công sẽ gia tăng như xăng dầu (do tăng thuế bảo vệ môi trường 1000VNĐ/lít), y tế (tăng theo lộ trình), điện ( do đã kìm giữ không tăng trong 2017) sẽ khiến cho áp lực lạm phát gia tăng đáng kể.

Bên cạnh đó, việc đồng USD có xu hướng tăng giá trên thị trường quốc tế giới do sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ và lộ trình tăng lãi suất Fed tiếp tục gây ra áp lực giảm giá lên VND. Mặt khác, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn (kim ngạch nhập khẩu 2017 là 211 tỷ USD), do đó việc VND giảm giá sẽ gây áp lực lên lạm phát trong nước.

Mặc dù có các yếu tố bất lợi song MBS vẫn tin rằng lạm phát nhiều khả năng vẫn trong tầm kiểm soát và sẽ không vượt quá xa mức 4%.

Một mặt là do NHNN đã có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát lạm phát trong các năm trước nên đã chủ động thận trọng hơn trong công tác điều hành chính sách tiền tệ. Không loại trừ khả năng NHNN sẽ tiến hành tăng lãi suất trong năm 2019 để gia tăng sự ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Mặt khác, giá một số mặt hàng tác động mạnh lên lạm phát bao gồm giá xăng dầu và giá lương thực có xu hướng hạ nhiệt mạnh vào các tháng cuối năm 2018. Đây cũng là yếu tố thuận lợi cho Việt Nam trong việc kiềmm chế lạm phát năm 2019.

Xem thêm

Quốc Thụy