Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết vụ việc SCB cho các bên bài học vô cùng quan trọng. Nếu không có thông tin chính xác thì mọi quyết sách sẽ sai.
Ông Phạm Chí Quang cho biết nếu hy sinh tỷ giá để tỷ giá tăng cao, sẽ giữ được lãi suất và dự trữ ngoại hối. Ngược lại, nếu để tỷ giá mất giá nhanh và quá lớn thì sẽ không kiểm soát được lạm phát, có thể rơi vào mất ổn định kinh tế vĩ mô.
Trước diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị, năm 2022, NHNN đã đưa ra hàng loạt công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN sẽ tập trung các giải pháp, ưu tiên cao nhất đảm bảo thanh khoản, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2023.
NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất quy định của Chính phủ và cho biết, sẽ theo dõi các trường hợp TCTD tiếp tục tăng lãi suất để có biện pháp xử lý.
Cơ cấu tổ chức của NHNN theo Nghị định 102 sẽ không có Vụ Thi đua - Khen thưởng và Trường bồi dưỡng ngân hàng. Đồng thời có thêm một đơn vị mới là Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.
NHNN bổ nhiệm ông Đào Văn Hà, Giám đốc Ban Quản lý các dự án tín dụng quốc tế ODA, và ông Nguyễn Phi Lân, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
Thống đốc NHNN cho biết tồn ngân ngân quỹ Nhà nước hiện nay đang ở mức cao, ngày càng bị tích tụ chưa được sử dụng, làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế.
TS. Cấn Văn Lực cho biết việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới biên độ tỷ giá lên 5% đã lường trước cho cả việc Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm hai lần nữa.
Theo chuyên gia Hồ Quốc Tuấn, động thái nới biên độ tỷ giá của NHNN lên 5% này không quá bất ngờ khi thị trường đang ở trong trạng thái tỷ giá USD/VND cao nhất lịch sử và lãi suất ngân hàng vượt 9%.
Sáng ngày 8/10, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông cáo khuyến cáo người dân không nên rút tiền trước hạn do lo ngại về những thông tin tiêu cực liên quan đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Theo chuyên gia, Việt Nam đã không bơm quá nhiều tiền, trong suốt năm 2020-2021 trong khi Fed bơm rất nhiều ra nền kinh tế. Chính câu chuyện thận trọng này khiến Việt Nam có nhiều dư địa để kiểm soát lạm phát, còn Fed đang phải gánh chịu rủi ro về lạm phát.