Theo đánh giá của Techcombank, do Việt Nam ít có nguy cơ chịu mức thuế cao và khả năng áp lực lạm phát của Mỹ được kiểm soát, các chính sách thuế quan của chính quyền ông Trump sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tỷ giá và lãi suất của Việt Nam trong năm 2025.
Lãi suất liên ngân hàng tại nhiều kỳ hạn lại tiếp tục quay đầu tăng lên gần 6%/năm. Theo MBS, lãi suất qua đêm vẫn ở mức trên 5%, cho thấy áp lực đáng kể trong hệ thống.
Nhìn chung mức lãi suất tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân tại ba ngân hàng Agribank, BIDV và VietinBank nhỉnh hơn so với Vietcombank, áp dụng tuỳ từng kỳ hạn.
Hồi tháng 10, mức lãi suất tiền gửi cao nhất cho kỳ hạn 3 năm thuộc về ba ngân hàng là Đông Á, OceanBank và Saigonbank với 6,1%/năm. Sang tháng 11, vị trí đã thay đổi đồng thời lãi suất cao nhất hệ thống lên tới 6,35%/năm.
Ngân hàng Bắc Á và Đông Á đang cùng giữ vị trí dẫn đầu trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng kỳ hạn 9 tháng với 5,7%/năm, riêng Ngân hàng Bắc Á phải kèm điều kiện hạn mức gửi.
Tháng 11, Ngân hàng Bắc Á xếp vị trí đứng đầu trong việc huy động lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng. Ngân hàng này cũng đang là nơi áp dụng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng cao nhất trong hệ thống.
Nhờ tăng lãi suất ở các kỳ hạn vào cuối tháng 10, Bac A Bank đã dành lại vị thế dẫn đầu trong biểu lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng kỳ hạn 3 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Trong tháng 11/2024, Ngân hàng Bắc Á đã tăng thêm lãi suất tiết kiệm, nhờ đó trở thành ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi cao nhất cho kỳ hạn 1 tháng với 4,15%/năm (điều kiện gửi trên 1 tỷ đồng).
Nhìn chung, với các kỳ hạn ngắn, NCB quyết định tăng nhẹ lãi suất để thu hút nguồn vốn trong ngắn hạn. Trong khi đó, ngân hàng này quyết định giảm lãi suất huy động cho các kỳ hạn dài hơn, mức giảm lên tới 0,35%/năm từ kỳ hạn 18 tháng trở đi.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.