|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

SSI Research: Thách thức mục tiêu lạm phát 4%, ẩn số là giá dầu trong quý IV

07:48 | 11/10/2018
Chia sẻ
Theo SSI Research, áp lực lạm phát trong năm 2018 của Việt Nam là lớn hơn nhiều so với các năm trước và ẩn số khó đoán nhất với lạm phát trong những tháng cuối năm là giá dầu.
ssi research thach thuc muc tieu lam phat 4 an so la gia dau trong quy iv 'Lạm phát có thể tăng thêm 1,6 - 1,7 điểm % nếu thuế xăng dầu tăng thêm 1.000 đồng/lít'
ssi research thach thuc muc tieu lam phat 4 an so la gia dau trong quy iv Dư nợ tín dụng ở mức 7 triệu tỷ đồng, cẩn trọng với lạm phát!

Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), thách thức trong việc kiềm chế lạm phát trong năm 2018 của Việt Nam đang lớn hơn hẳn các năm trước. Tuy vậy, nếu thành công thì việc kiểm soát lạm phát cho năm tiếp theo sẽ trở nên thuận lợi.

Nguyên nhân là do mặt bằng giá hàng hóa đã ở mức cao và quan trọng hơn là những bài học thực tế trong năm 2018 sẽ rất hữu ích để việc điều hành chính sách trong tương lai được tự tin và nhất quán.

ssi research thach thuc muc tieu lam phat 4 an so la gia dau trong quy iv
Nguồn: SSI Research

Tính chung 9 tháng, CPI đã tăng 3,2% so với cuối năm 2017, mức cao nhất 5 năm trở lại đây và trung bình tăng 3,57% so với cùng kỳ. Theo SSI Research, CPI tăng cao là do ảnh hưởng bởi giá lương thực, thực phẩm và giá dầu và sâu xa hơn, đó là những mất cân bằng trong cung cầu ngắn hạn.

Trong các tác nhân có thể làm lạm phát tăng cao trong quý cuối năm, lương thực và năng lượng (xăng, dầu, gas) là 2 nhóm mặt hàng cần phải quan tâm nhiều nhất. Việc quản lý giá gạo có phần đơn giản hơn do có thể chủ động tích trữ và kiểm soát cung cầu. Với giá xăng dầu, do phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài khó kiểm soát, chúng ta cần phải sử dụng quỹ bình ổn kết hợp với tính toán thời điểm tăng giá để tránh gây áp lực dồn dập cho mùa cao điểm cuối năm.

SSI Research cho rằng nhiều khả năng giá gạo sẽ tăng trong quý IV bởi nhu cầu đối với gạo xuất khẩu vẫn lớn trong khi giá thịt lợn sẽ sớm bình ổn. Tuy nhiên, ẩn số khó đoán nhất với lạm phát là giá dầu.

Xuất phát từ cuộc cấm vận của Mỹ với Iran, giá dầu thô thế giới đã tăng 32% so với đầu năm. Từ khi lệnh cấm vận giai đoạn 1 có hiệu lực (7/8/2018), sản lượng dầu của Iran đã giảm 380 nghìn thùng/ngày, tương đương gần 10% sản lượng sản xuất của Iran trước khi cấm vận. Cũng trong thời gian này, giá dầu thô thế giới tăng 12%.

ssi research thach thuc muc tieu lam phat 4 an so la gia dau trong quy iv
Nguồn: SSI Research

Việc dự đoán giá dầu trong những tháng cuối năm không dễ bởi các nước sản xuất dầu mỏ lớn không đưa ra các con số đáng tin cậy về sản lượng dầu mỏ. Theo thống kê của Bloomberg, trong tháng 8 và 9, OPEC đã tăng sản lượng thêm 510 nghìn thùng/ngày còn Mỹ tăng sản lượng dầu đá phiến thêm 104 nghìn thùng/ngày. Về công suất dự trữ, riêng OPEC (trừ Iran) đã có khoảng 1.5 triệu thùng/ngày, đủ để bù đắp phần hụt đi từ Iran. Với các số liệu này, rất khó để giải thích nguyên nhân đằng sau sự tăng giá mạnh và liên tục của dầu thô trong năm nay.

Điểm tích cực trong ổn định lạm phát trong năm 2018 là chính sách tiền tệ đang được thực thi tương đối hiệu quả. Áp lực tỷ giá trong năm 2018 là khá lớn và nếu như không có các biện pháp kiểm soát tốt, đà giảm giá của VND trong 9 tháng vừa qua có thể chưa dừng lại ở 2,8%. Với tín dụng, khả năng cao là tăng trưởng tín dụng trong năm 2018 sẽ thấp hơn so với mục tiêu 17%, giúp giảm bớt áp lực lạm phát cầu kéo.

Xem thêm

Diệp Bình

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.