'Lạm phát có thể tăng thêm 1,6 - 1,7 điểm % nếu thuế xăng dầu tăng thêm 1.000 đồng/lít'
Tăng thuế dầu mazut cơ bản không tác động đến sản xuất điện | |
'Trăm dâu' đổ đầu xăng dầu |
Ông Phạm Thế Anh tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Quang Hưng). |
Trong buổi tọa đàm công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý III/2018 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức sáng nay (10/10), TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân, thành viên nhóm tư vấn Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho biết theo tính toán của ông thì nếu thuế xăng tăng thêm 1.000 đồng/lit thì sau một năm, lạm phát sẽ có thể tăng thêm từ 1,6 - 1,7 điểm %.
Con số này cao hơn nhiều so với các mức ước tính của các cơ quan nhà nước là từ 0,07 - 0,09 điểm %.
Ông cũng cho biết mục đích chính của việc tăng thuế bảo vệ môi trường là nhằm hỗ trợ ngân sách, tuy nhiên xét trong bối cảnh hiện tại thì đây là biện pháp tăng thu ngân sách không phù hợp. Vì xăng dầu là yếu tố dầu vào của hầu hết các hoạt động kinh tế do đó việc tăng thuế xăng dầu sẽ tác động mạnh lên tiêu dùng của hộ gia đình và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát trên toàn cầu đang có dấu hiệu tăng nhanh.
Cùng chung quan điểm trên, các chuyên gia của VEPR cũng cho rằng, việc giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng sẽ kéo theo nhiều loại mặt hàng khác tăng theo do chi phí vận chuyển tăng lên. Trong bối cảnh giá năng lượng thế giới liên tục hồi phục thời gian qua, việc áp kịch trần thuế bảo vệ môi trường từ năm sau sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát thời gian tới.
Các chuyên gia tại buổi tọa đàm công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý III năm 2018 (Ảnh: Quang Hưng) |
Mặt khác, áp lực lạm phát cộng với sức ép mất giá tiền tệ khi Fed liên tục tăng lãi suất làm tăng khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải nâng lãi suất điều hành nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 4% và ổn định tỷ giá trong những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, với tham vọng thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ, VEPR cho rằng khả năng đạt được mục tiêu lạm phát trong năm nay vẫn ở mức thấp.
Về dự báo lạm phát trong năm 2019, VEPR ước tính nếu như giá nhiên liệu thế giới tiếp tục ở mức cao, đồng thời Việt Nam áp kịch trần thuế môi trường đối với xăng dầu (từ 3.000 lên 4.000 đồng/lít) kể từ 1/1/2019 thì chỉ riêng sự thay đổi của thuế này có thể làm tỷ lệ lạm phát trong vòng 1 năm tới tăng thêm 1,6 điểm %. Điều này đòi hỏi NHNN cần rất thận trọng với việc điều tiết cung tiền và tín dụng trong thời gian tới nếu không muốn lạm phát vượt khỏi kiểm soát.