Masan báo lãi ròng quý III giảm vì thoái vốn Techcombank
Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore chính thức trở thành cổ đông lớn của Masan Group | |
Thị trường thịt mát: Masan và bài toán kênh phân phối, người đến sau sẽ học được gì? |
CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2018 theo đó công ty đạt doanh thu thuần 9.171 tỉ đồng, giảm 2,8% so với cùng kì 2017. Lợi nhuận gộp gần 2.774 tỉ đồng, giảm gần 4,6%, tương ứng với biên lợi nhuận thuần 30,24%.
Đáng chú ý lợi nhuận từ các công ty liên kết kỳ này giảm hơn 20% so với quý III/2017, từ 554 tỉ đồng còn 442 tỉ đồng. Chi phí bán hàng cũng giảm từ 1.207 tỉ đồng còn 934 tỉ đồng.
Sau khi trừ các loại chi phí, Masan đạt lợi nhuận thuần 918 tỉ đồng, giảm nhẹ so với số 948 tỉ đồng của cùng kì 2017.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Masan đạt lợi nhuận thuần 4.336 tỉ đồng, bằng gần 3 lần 9 tháng 2017 và thực hiện
Theo giải trình của Masan, lợi nhuận thuần quý III giảm 30 tỉ đồng so với cùng kì năm ngoái là vì các nguyên nhân:
- Lợi nhuận từ Techcombank thấp hơn so với cùng kì năm trước do giảm tỉ lệ lợi ích kinh tế trong Techcombank
- MNS (công ty con - Masan Nutri-Science) hồi phục chậm
- Ngược lại, tăng trưởng mạnh trong ngành hàng có biên lợi nhuận cao của MCH (Masan Consumer) với doanh thu thuần tăng 27% so với quí III/2017; và
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung hợp nhất giảm từ 17,7% tổng chi phí trong quý III/2017 xuống còn 15,1% quý III năm nay.
Techcombank và các công ty con của Techcombank vẫn là những đối tác lớn của Masan. Trong 9 tháng đầu năm nay, Masan đã nhận các khoản vay trị giá gần 1.566 tỉ đồng từ Techcombank và các công ty con, hoàn trả gần 1.356 tỉ đồng.
Ngoài ra, Masan còn phát hành trái phiếu trị giá 1.800 tỉ đồng cho nhóm Techcombank và mua lại 885 tỉ đồng trái phiếu. Chi phí lãi vay và trái phiếu Masan trả cho nhóm này trong 9 tháng đầu năm là hơn 106 tỉ đồng.
Con số này vẫn nhỏ hơn thù lao mà Masan trả cho ban quản lí chủ chốt trong kì, gần 120 tỉ đồng. Con số cùng kì 2017 là hơn 91 tỉ đồng. Theo Masan, các thành viên Hội đồng quản trị không được hưởng bất cứ khoản thù lao nào cho kì báo cáo kết thúc ngày 30/9/2018 và 30/9/2017.
Trích báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Masan. |
Đầu năm nay, Masan đã thoái một phần vốn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) và giảm tỉ lệ sở hữu từ 31% còn 20%.
Tại đại hội cổ đông của tập đoàn tổ chức ngày 24/4, các cổ đông thắc mắc tại sao Masan lại thoái vốn khỏi Techcombank, trong khi giá dự kiến IPO khá cao, khoảng 120.000 đồng/cổ phiếu. Trả lời cổ đông, lãnh đạo Masan cho biết theo quy định, Masan không được phép sở hữu quá 20% vốn Techcombank nên buộc phải thoái vốn để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Giao dịch thoái vốn này mang lại cho Masan khoảng 1.000 tỉ đồng lợi nhuận.