|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Quỹ ngoại KKR thắng đậm khi hoàn tất bán 54,8 triệu cổ phiếu của Masan

19:58 | 05/10/2018
Chia sẻ
Số tiền KKR thu về sau thương vụ này lên tới 209 triệu USD. Cổ phiếu MSN của Masan đã tăng 109% giá trị kể từ thời điểm KKR rót vốn.
quy ngoai kkr thang dam khi hoan tat ban 548 trieu co phieu cua masan Quỹ ngoại KKR: Doanh nghiệp Đông Nam Á thắng lớn nếu chiến tranh thương mại kéo dài

Công ty quản lý quỹ KKR (Kohlberg Kravis Roberts) đã bán 54,8 triệu cổ phiếu MSN của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan với mức giá 89.200 đồng/cp, thu về khoảng 209 triệu USD. Trước đó, các cổ phiếu được chào bán ở mức giá 87.800 đồng đến 90.600 đồng mỗi cổ phiếu. Việc chào bán của KKR thu hút khá nhiều các quỹ dài hạn và các nhà đầu tư trong nước và năm nhà đầu tư lớn nhất đã tham gia mua khoảng 85% giá chào bán, một cá nhân chia sẻ.

Tháng 4/2017, Quỹ Asian Fund II của KKR rót 100 triệu USD mua lại cổ phần Masan từ PENM Partners (công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân của Đan Mạch) và 150 triệu USD vào Masan Nutri-Science nhằm sở hữu 7,5% vốn cổ phần. Trước đó, KKR đã đầu tư vào Masan Consumer Corporation khoảng 359 triệu USD.

quy ngoai kkr thang dam khi hoan tat ban 548 trieu co phieu cua masan
Diễn biến cổ phiếu MSN kể từ tháng 4/2017. Nguồn: VNDirect

Kết phiên 4/10, cổ phiếu MSN dừng ở mức 93.900 đồng/cp, tăng 109% giá trị kể từ thời điểm KKR rót vốn, so với mức tăng 44% của chỉ số VN-Index trong giai đoạn này. Trong phiên 5/10, MSN xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 59,7 triệu cổ phiếu tại mức giá 89.200 đồng/cp, tương ứng giá trị giao dịch hơn 5.328 tỷ đồng (228,2 triệu USD), chiếm 76% tổng giá trị giao dịch thỏa thuận trên HOSE.

Mới đây, trong phiên giao dịch 2/10, Tập đoàn SK của Hàn Quốc đã mua thỏa thuận gần 109,8 triệu cổ phiếu MSN với giá trị gần 11.000 tỷ đồng, chính thức trở thành cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (tỷ lệ sở hữu 9,45% vốn cổ phần).

Kohlberg Kravis Roberts được thành lập vào năm 1976, là tập đoàn quản lý quỹ tư nhân hàng đầu thế giới. KKR được xem như “người khổng lồ” tiên phong trong chiến lược quản lý quỹ tư nhân và mua bán sáp nhập (M&A) bằng vốn vay (leverage buyout).

Xem thêm

Nhật Huyền