|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lợi nhuận trên vốn điều chỉnh rủi ro (Return on Risk-Adjusted Capital - RORAC) là gì? Công thức tính

16:38 | 25/06/2020
Chia sẻ
Lợi nhuận trên vốn có điều chỉnh rủi ro (tiếng Anh: Return on Risk-Adjusted Capital - RORAC) là phép đo về tỉ lệ lợi nhuận đánh giá dựa trên vốn chịu rủi ro, thường được sử dụng trong phân tích tài chính.
Lợi nhuận trên vốn điều chỉnh rủi ro (Return on Risk-Adjusted Capital - RORAC) là gì? Công thức tính - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Investopedia

Lợi nhuận trên vốn có điều chỉnh rủi ro 

Khái niệm

Lợi nhuận trên vốn có điều chỉnh rủi ro trong tiếng Anh là Return on Risk-Adjusted Capital (RORAC).

Lợi nhuận trên vốn có điều chỉnh rủi ro là phép đo về tỉ lệ lợi nhuận đánh giá dựa trên vốn chịu rủi ro, thường được sử dụng trong phân tích tài chính.

Các dự án có lược đồ rủi ro khác nhau sẽ dễ dàng so sánh được với nhau hơn khi các giá trị RORAC riêng lẻ của chúng được tính toán. 

RORAC tương tự như Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), ngoại trừ mẫu số được điều chỉnh để tính tới rủi ro của một dự án.

Công thức tính RORAC

Lợi nhuận trên vốn điều chỉnh rủi ro (Return on Risk-Adjusted Capital - RORAC) là gì? Công thức tính - Ảnh 2.

Công thức tính RORAC

Trong đó: 

Tài sản có rủi ro = Vốn phân bổ rủi ro, Vốn kinh tế hoặc Giá trị chịu rủi ro

Ý nghĩa của RORAC

Lợi nhuận trên vốn có điều chỉnh rủi ro có tính đến vốn chịu rủi ro, cho dù nó có liên quan đến một dự án hoặc một bộ phận của công ty. Vốn phân bổ rủi ro là vốn của công ty, được điều chỉnh theo khoản lỗ tiềm năng tối đa dựa trên sự phân phối thu nhập ước tính trong tương lai hoặc mức độ biến động của thu nhập.

Các công ty sử dụng RORAC để tập trung hơn vào việc quản lí rủi ro trên toàn công ty, giúp định lượng rủi ro và giữ độ phơi nhiễm rủi ro ở một ngưỡng nhất định.

Ví dụ về cách sử dụng RORAC

Giả sử một công ty đang đánh giá hai dự án mà họ đã tham gia trong năm trước và cần quyết định xem phải loại bỏ dự án nào. Dự án A có tổng doanh thu 100.000 đô la và tổng chi phí 50.000 đô la. Tổng tài sản có rủi ro liên quan đến dự án A là 400.000 đô la.

Dự án B có tổng doanh thu 200.000 đô la và tổng chi phí là 100.000 đô la. Tổng tài sản có rủi ro liên quan đến Dự án B là 900.000 đô la.

RORAC của hai dự án được tính như sau:

RORAC dự án A = ($100.000 - $50.000)/$400.000 = 12,5%

RORAC dự án B = ($200.000 - $100.000)/$900.000 = 11,1%

Mặc dù dự án B có doanh thu gấp đôi so với dự án A, nhưng khi tính đến vốn có rủi ro của từng dự án, rõ ràng dự án A có RORAC tốt hơn.

Hạn chế của việc sử dụng RORAC

Tính toán vốn có điều chỉnh rủi ro có thể không đơn giản vì nó đòi hỏi phải hiểu giá trị việc tính toán rủi ro.

(Theo Investopedia)

Lê Huy