|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Liên minh Bưu chính thế giới (Universal Postal Union - UPU) là gì?

19:55 | 19/10/2019
Chia sẻ
Liên minh Bưu chính thế giới (tiếng Anh: Universal Postal Union, viết tắt: UPU) là một Tổ chức Quốc tế điều hợp các chính sách bưu chính giữa các quốc gia thành viên và hệ thống bưu chính toàn cầu.
liên minh bưu chính thế giới

Liên minh Bưu chính thế giới

Khái niệm

Liên minh Bưu chính thế giới trong tiếng Anh là Universal Postal Union, viết tắt là UPU.

Liên minh Bưu chính thế giới (hay Liên minh Bưu chính quốc tế) là một Tổ chức Quốc tế điều hợp các chính sách bưu chính giữa các quốc gia thành viên và hệ thống bưu chính toàn cầu. 

Liên hiệp Bưu chính có bốn cơ quan gồm Hội đồng khoáng đại, Hội đồng quản trị, Hội đồng Điều hành Bưu chính, và Nha Quốc tế. Liên hiệp Bưu chính cũng đảm nhiệm việc giám sát Dịch vụ Bưu vụ tốc hành. 

Quá trình thành lập

Ngày 15/9/1874, tại Berne (Thụy Sĩ) 22 quốc gia có chủ quyền nằm trên đất Châu Âu đã họp và nhất trí thành lập Tổng hội Bưu chính ( L'Union Générale des Postes) và đã cùng nhau Hiệp ước Berne (Traité de Berne). Công ước đầu tiên về bưu chính trên thế giới có hiệu lực ngày 1/7/1875.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khoa học thuật phát triển nên việc liên hệ giữa các nước trên thế giới càng phát triển, số nước gia nhập Tổng hội Bưu chính ngày càng tăng. Để phù hợp với tính chất toàn thế giới của mình, các nước thành viên quyết định đổi tên thành Liên minh Bưu chính thế giới.

Ngày 4/7/1947 UPU đã với Liên hợp quốc Hiệp định tại Paris (Pháp) và được LHQ thừa nhận là một tổ chức chuyên môn nằm trong hệ thống LHQ. 

Thành viên của UPU

- Hiện nay UPU có 192 thành viên.

- Các nước là thành viên LHQ đương nhiên là thành viên UPU.

- Các nước chưa gia nhập LHQ cũng có thể được UPU kết nạp khi có đơn.

Ngân sách, tài chính

- Ngân sách của UPU do các nước thành viên đóng góp,

- UPU qui định 11 tháng đóng góp: cao nhất là 50 đơn vị, thấp nhất là 0,5 đơn vị.

- Mức đóng góp của các nước thành viên do Đại hội quyết định theo các thang trên, và hàng năm Hội đồng quản trị xác định số tiền các nước phải đóng góp dựa trên ngân sách chi tiêu mà Đại hội đã phê duyệt.

- UPU còn có "Quĩ đặc biệt". Quĩ này hình thành do sự đóng góp tự nguyện  của các nước và các tổ chức quốc tế. Quĩ đặc biệt được dùng để chi phí cho các hoạt động trợ giúp thuật, dịch vụ chuyên gia tư vấn, học bổng đào tạo và trang thiết bị.

Cơ cấu tổ chức

Đại hội

- Là cơ quan tối cao của UPU, gồm đại biểu của tất cả các nước thành viên.

- Đại hội toàn quyền thường họp 5 năm một lần.

- Xem xét các vấn đề quan trọng của UPU, định ra đường lối, phương hướng hoạt động, quyết định vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, sửa đổi bổ sung các văn kiện pháp của UPU; 

- Xem xét việc kết nạp thành viên mới;

- Bầu các chức vụ lãnh đạo của UPU

- Thành lập cơ quan trung ương gọi là Văn phòng quốc tế mà kinh phí hoạt động do tất cả các nước thành viên đóng góp;

Hội đồng quản trị

- Gồm 41 nước do Đại hội bầu theo nguyên tắc phân chia khu vực địa ;

- Lãnh đạo Hội đồng quản trị gồm :

+ 1 Chủ tịch thông thường thuộc quốc gia đăng cai tổ chức Đại hội

+ và 4 phó chủ tịch được bầu tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng sau Đại hội .

- Hội đồng quản trị là cơ quan điều hành cuả UPU giữa 2 Đại hội,

- Duy trì và giám sát các hoạt động của UPU chủ yếu thông qua chính sách, tài chính của UPU,

- Hội đồng quản trị họp hàng năm tại trụ sở UPU.

Văn phòng quốc tế

- Là cơ quan thường trực của UPU, do Tổng Giám đốc điều hành dưới sự kiểm soát của Hội đồng quản trị.

- Chịu trách nhiệm liên lạc, thông tin và tham khảo ý kiến của Bưu chính các nước.

- Chức năng thực hiện tư vấn về các hoạt động bưu chính của các nước khi được hỏi.

Tôn chỉ mục đích của UPU 

- Tăng cường, mở rộng sự trao đổi và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua các hoạt động đắc lực của nghiệp vụ bưu chính nhằm góp phần đạt được những mục đích cao cả của sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội và kinh tế.

- Phát triển việc trao đổi thông tin giữa các nước bằng cách của những nghiệp vụ bưu chính.

Các nguyên tắc hoạt động cơ bản 

- Thiết lập giữa các nước thành viên một lãnh thổ bưu chính chung để trao đổi bưu phẩm;

- Bảo đảm quyền tự do vận chuyển trong phạm vi toàn lãnh thổ Liên bưu;

- Thống nhất giá cước bưu chính thu tại mỗi nước đối với bưu phẩm gửi đi trong toàn lãnh thổ Liên bưu. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng nguyên tắc này không được áp dụng chặt chẽ như trước do cơ quan Bưu chính mỗi nước có quyền tăng hoặc giảm giá cước cơ bản;

- Bãi bỏ việc phân chia cước phí giữa nước gửi và nước nhận. Mỗi nước được giữ toàn bộ cước phí thu được, nhưng phải trả cho các nước trung chuyển một phần cước phí theo những tiêu chuẩn nhất định;

- Qui định những nguyên tác trọng tài để giải quyết những vụ tranh chấp giữa các cơ quan bưu chính; 

- Bảo đảm việc thực hiện và hoàn chỉnh các văn bản nghiệp vụ bưu chính và tạo điều kiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này thông qua viện trợ thuật bưu chính theo yều của nước thành viên.

(Theo mofahcm.gov.vn)